Số lượng các bạn trẻ ngày nay có mong muốn theo học ngành Điều Dưỡng đang ngày càng tăng. Vậy, ngành Điều Dưỡng là gì? Cần làm những công việc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Điều Dưỡng là gì?
Điều Dưỡng là gì?
Ngành Điều Dưỡng là một nghiệp vụ nằm trong lĩnh vực y tế. Điều Dưỡng giữ vai trò chăm sóc, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân. Quá trình này sẽ diễn ra từ khi bệnh nhân nhập viện đến khi phục hồi. Điều Dưỡng đóng vai trò quan trọng đến sự phục hồi của bệnh nhân, giảm thiểu các nguy cơ sang thương của người bệnh.
Những người làm việc trong ngành Điều Dưỡng thường được gọi là Điều Dưỡng viên. Đây là ngành nghề độc lập và có đặc thù không giống với y tá, bác sĩ.
Ngành Điều Dưỡng là một nghiệp vụ nằm trong lĩnh vực y tế
Khó khăn, thuận lợi khi làm Điều Dưỡng là gì?
Khi lựa chọn làm Điều Dưỡng, bạn sẽ đối mặt với các khó khăn cũng như có những cơ hội thuận lợi như sau:
Thuận lợi
- Được đảm bảo về việc làm sau khi ra trường.
- Có mức thu nhập tương đối ổn định (Trung bình khoảng 17.000.000 đồng/tháng).
- Quy mô công việc, môi trường làm việc đa dạng.
- Có thể học cao lên để nâng cao tay nghề và thu nhập.
Khó khăn
- Là công việc tương đối vất vả, cần nhiều thời gian làm việc.
- Áp lực công việc lớn bởi có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
- Có thể gặp một số rủi ro trong nghề nghiệp như bị bệnh truyền nhiễm, phơi nhiễm cao.
Đâu là khó khăn và cơ hội của việc làm điều dưỡng
Học Điều Dưỡng ra làm gì?
Các Điều Dưỡng viên sau khi được trang bị đầy đủ về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn sẽ được công tác tại cơ sở y tế, bệnh viện từ địa phương đến trung ương. Họ sẽ thực hiện một số công việc, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thực hiện kiểm tra và báo cáo cho đội ngũ y tá, bác sĩ về tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng đúng liều thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
- Truyền tải các ý kiến, mong muốn của bệnh nhân với bác sĩ phụ trách.
- Đưa ra các ý kiến, đề xuất về biện pháp phối hợp với y tá, bác sĩ trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn cho người nhà và bệnh nhân thực hiện xử lý các tình huống khẩn cấp, kiểm soát bệnh lý tại nhà hiệu quả.
- Tham gia lập, xây dựng các kế hoạch, tổ chức các quy trình Điều Dưỡng.
- Tham gia quản lý, đào tạo cho các cán bộ Điều Dưỡng ở những đơn vị y tế, bệnh viện khác khi được yêu cầu.
- Ngoài những công việc trên, các Điều Dưỡng viên đủ điều kiện cũng có thể tham gia vào những hoạt động y tế cộng đồng như giáo dục sức khỏe cộng đồng, tham gia vào xây dựng, đề xuất các phương án phòng chống dịch bệnh.
Điều Dưỡng viên có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có nhiều thách thức
Muốn trở thành Điều Dưỡng cần những tố chất nào?
Để trở thành Điều Dưỡng viên, bạn sẽ cần có những tố chất cơ bản như sau:
- Bình tĩnh: Đây được đánh giá là yếu tố tiên quyết khi muốn trở thành Điều Dưỡng. Bởi, bạn sẽ cần làm việc thường xuyên tại bệnh viện với nhiều bệnh nhân có bệnh lý, tình trạng khác nhau. Do đó, giữ được bình tĩnh và cân bằng tâm lý sẽ giúp bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
- Có lòng bao dung: Như đã biết, Điều Dưỡng viên sẽ phải làm việc với nhiều bệnh nhân có nhiều trạng thái, tình trạng khác nhau. Trong đó có không ít trường hợp bệnh nhân sẽ khó chịu, cáu gắt khi bị đau đớn. Vì vậy, Điều Dưỡng viên cần có lòng bao dung để có thể hiểu được cảm giác, hoàn cảnh của người bệnh. Từ đó giúp người bệnh có tâm lý thoải mái hơn.
- Nhanh nhẹn, linh hoạt khi xử lý tình huống: Điều Dưỡng viên luôn cần chuẩn bị tinh thần, trạng thái cũng như sự linh hoạt để có thể xử lý được các tình huống cấp cứu hoặc đột xuất nhanh nhất.
- Cẩn thận: Đây được xem là quy tắc vàng đối với Điều Dưỡng viên. Họ sẽ luôn cần ưu tiên sự cẩn thận, tuyệt đối không nên để có bất kỳ sai sót nào trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Top 15 trường đào tạo Điều Dưỡng hiện nay
Để trở thành Điều Dưỡng viên, bạn có thể lựa chọn 1 trong 15 trường đào tạo sau đây:
- ĐH Y Hà Nội: Ngành cử nhân Điều Dưỡng.
- ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành Điều Dưỡng, Thạc sĩ Điều Dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng,..
- ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch: Khoa Điều Dưỡng – Kỹ thuật y học.
- ĐH Y Khoa Vinh: Khoa Y tế Cộng đồng, Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Y Khoa Huế: Khoa Điều Dưỡng.
- Học viện Quân Y (Đại học Y – Dược Lê Hữu Trác): Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Y Dược Thái Bình: Cử nhân Điều Dưỡng.
- ĐH Quốc Tế Hồng Bàng: Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Y tế Cộng Đồng: Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương: Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Nguyễn Tất Thành.
- ĐH Y – Dược Thái Nguyên: Cử nhân Điều Dưỡng.
- ĐH Văn Lang: Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Y – Dược Hải Phòng: Khoa Điều Dưỡng.
- ĐH Điều Dưỡng Nam Định.
Hiện nay có khá nhiều trường đang đào tạo Điều Dưỡng viên.
Tạm kết
Tin chắc rằng, những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Điều Dưỡng là gì cũng như những công việc của họ. Nếu bạn yêu thích công việc chăm sóc người khác, hãy tham khảo về ngành Điều Dưỡng. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp.
>> Tìm việc làm nhanh chóng uy tín tại Viecngay.vn
Nguồn ảnh: Sưu tầm