Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, cơ khí trở thành ngành nghề thu hút sự quan tâm của thị trường. Trong đó, thợ hàn đang là sự lựa chọn hấp dẫn nhiều người lao động. Vậy có nên ứng tuyển thợ hàn không? Công việc cụ thể của thợ hàn là gì và có vất vả hay không? Tất cả sẽ được viecngay.vn giải đáp trong bài viết sau đây.
Thợ hàn là một nghề thuộc nhóm ngành cơ khí. Trong đó, người thợ sẽ sử dụng công cụ để gắn kết hoặc cắt nhỏ kim loại để tạo thành vật dụng theo yêu cầu. Trong quá trình này, thợ hàn có thể kết hợp thêm kỹ thuật mài để cho ra sản phẩm chất lượng nhất.
Hiện nay, có rất nhiều kiểu hàn mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn như: Hàn TIG, hàn que, hàn chèm, hàn Plasma,... Mỗi kiểu hàn sẽ có yêu cầu kỹ thuật và tay nghề của người thợ khác nhau. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ về từng kiểu hàn để có lộ trình học và hành nghề thuận lợi nhất.
>>>Xem thêm: Làm thợ sửa điện nước có vất vả? Công việc bao gồm những gì?
Bạn cần hiểu rõ công việc của thợ hàn trước khi quyết định xem có nên ứng tuyển thợ hàn không. Công việc thực tế sẽ tùy thuộc vào từng sản phẩm. Tuy nhiên nhìn chung đây là những nhiệm vụ mà một thợ hàn sẽ phải thực hiện:
Nắm bắt nhu cầu khách hàng: Bằng cách đọc bản vẽ và bản thiết kế sản phẩm. Từ đó thợ hàn sẽ nắm bắt được số liệu, thông số kỹ thuật và các bước cần thực hiện để hoàn thành sản phẩm.
Xác định nguyên vật liệu: Sau khi nắm được cấu tạo sản phẩm, thợ hàn sẽ lựa chọn các nguyên vật liệu cần thiết. Đồng thời thợ hàn cũng xác định kỹ thuật hàn phù hợp để cho ra sản phẩm chất lượng nhất.
Hoàn thiện sản phẩm: Thợ hàn sẽ tiến hành các thao tác kỹ thuật để hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu đã đề ra.
Kiểm tra lại sản phẩm: Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện, thợ hàn sẽ kiểm tra lại và chạy thử (nếu cần). Việc này giúp kiểm tra các mối hàn đã ổn và đạt chất lượng hay chưa.
>>>Xem thêm: Thợ sửa chữa ô tô là gì? Công việc này có cần bằng cấp không?
Từ mô tả công việc thợ hàn trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về nghề nghiệp này. Sau đây là những phân tích về cơ hội và khó khăn nếu bạn muốn ứng tuyển thợ hàn.
Cơ hội
Nhu cầu tuyển dụng cao: Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, nhu cầu tuyển thợ hàn của các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, thị trường nhân sự nước ngoài cũng có nhu cầu lớn về vị trí này. Chính vì vậy nếu bạn trở thành thợ hàn thì sẽ không phải quá lo lắng về cơ hội việc làm sau khi học nghề.
Thời gian đào tạo nhanh: Thời gian học nghề thường sẽ nhanh hơn so với quá trình học Đại học. Đối với các trường Cao đẳng, thời gian đào tạo thường chỉ kéo dài khoảng 3 năm. Đối với trường Trung cấp dạy nghề thì chỉ cần khoảng 2 năm. Còn học nghề Sơ cấp thì chỉ kéo dài khoảng 4 tháng. Ngoài ra, trong quá trình học nghề bạn có thể tìm việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và gia tăng thu nhập.
Thu nhập hấp dẫn: Đây là lý do khiến nhiều người lựa chọn ứng tuyển thợ hàn. Với những thợ hàn có nhiều kinh nghiệm thì mức thu nhập mỗi tháng nằm trong khoảng 10 triệu/ tháng. Còn với những thợ hàn lành nghề với thâm niên làm việc lâu thì mức lương có thể lên tới 20 triệu/ tháng,
Khó khăn
Khối lượng công việc lớn: Thực tế, thợ hàn vẫn là công việc lao động tay chân. Vì vậy bạn sẽ phải hoạt động tay chân liên tục nhiều tiếng trong ngày. Điều này có thể dẫn tới việc gặp chấn thương trong quá trình làm việc.
Ảnh hưởng tới sức khỏe: Khi làm thợ hàn, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều chất hóa học độc hại. Quá trình hàn cũng tạo nên tiếng ồn lớn và các tia bức xạ độc hại. Đây chỉ là một số yếu tố chính có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn có thể gặp rủi ro bị bỏng, chấn thương do va chạm với máy móc,...
Chắc hẳn bạn đã có quyết định từ những phân tích về cơ hội và khó khăn khi trở thành thợ hàn trên. Nếu bạn muốn gia tăng thu nhập nhanh chóng thì có thể ứng tuyển thợ hàn. Như đã nói ở trên, đây là công việc với mức thu nhập rất hấp dẫn. Vì vậy nếu đang gặp vấn đề về tài chính thì bạn có thể học nghề và trở thành thợ hàn. Tuy nhiên bạn chỉ nên làm việc trong thời gian ngắn để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi làm việc.
Còn nếu bạn muốn tìm kiếm những việc làm có cơ hội thăng tiến cao thì nên cân nhắc lại. Thợ hàn không phải là ngành nghề có lộ trình phát triển dễ dàng và nhanh chóng. Bạn sẽ phải bổ sung thêm khá nhiều kiến thức như ngoại ngữ, giám sát, kỹ sư,... nếu muốn đạt được những vị trí công việc cao hơn thợ hàn.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về vấn đề “Có nên ứng tuyển thợ hàn hay không?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có quyết định và phương hướng nghề nghiệp phù hợp nhất. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy những thông tin trên hữu ích.
>>>Xem thêm: Yêu cầu đối với một nhân viên bán hàng thời trang