Thợ xây được ví như công việc “ráo mồ hôi là hết tiền”. Tuy vậy, đây vẫn là công việc được nhiều người lựa chọn bởi không yêu cầu quá nhiều về bằng cấp chuyên môn. Hãy cùng Viecngay tìm hiểu rõ hơn về công việc này trong bài viết dưới đây nhé.
Thợ xây dựng (thợ nề, phụ nề) là những người sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng của một dự án. Họ sẽ phụ trách những công việc liên quan để giúp lắp đặt, hoàn thiện một công trình xây dựng hoàn chỉnh.
Thông thường, công việc này thường không cố định về thời gian, vị trí, chế độ ăn uống. Bởi họ sẽ cần phối hợp cùng với chủ thầu, chủ dự án hoặc những bộ phận khác để đảm bảo được tiến độ công việc. Nhìn chung, đây được đánh giá là một công việc tương đối vất vả.
Thợ xây thường làm việc trực tiếp tại các công trình xây dựng
Những người thợ này sẽ làm việc trực tiếp tại các công trình, dự án xây dựng. Bên cạnh làm việc trong nước, hiện tại cũng có khá nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động ngành xây dựng cho thị trường nước ngoài. Có thể thấy rằng, cơ hội việc làm cho ngành này khá rộng mở.
Tìm hiểu thêm: Top 7+ Những nghề hái ra tiền không cần bằng cấp
Công việc cụ thể của thợ xây sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy vậy, đa số sẽ bao gồm những nhiệm vụ chính như sau:
Làm việc theo sự chỉ đạo từ chủ thầu, chủ dự án hoặc người quản lý tại công trường mà họ làm việc.
Thực hiện những công việc chi tiết như vác hồ, nâng gạch, đào đất, mang nước, chát vôi, xây tường,...
Đối với thợ phụ sẽ cần phải thực hiện những công việc khác theo hướng dẫn, phân công của thợ chính.
Đối với một số trường hợp thợ chính, ngoài thực hiện xây dựng, họ có thể thực hiện luôn công việc đọc bản vẽ, đọc dự án,... để tiến hành công việc của mình.
Báo cáo tiến độ với chủ nhà, chủ công trình.
Để trở thành thợ xây, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện như sau:
Có sức khỏe: Phải thừa nhận rằng, xây dựng là một trong những ngành vất vả hiện nay. Do đó, những người làm việc trong ngành này thường được yêu cầu cao về sức khỏe. Bởi nếu không có sức khỏe tốt thì khó có thể duy trì công việc lâu dài.
Có sự chịu khó, kiên trì: Xây dựng cũng là một trong ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có sự kiên trì, chịu khó trong công việc của mình.
Tìm hiểu thêm: Những công việc của thợ cơ khí là gì? Thu nhập bao nhiêu?
Bạn cần có sức khỏe tốt để làm công việc ngành xây dựng
Để biết có nên theo nghề thợ xây hay không, bạn nên so sánh những thuận lợi, khó khăn của công việc này. Cụ thể như sau:
Với sự phát triển của nền kinh tế, các khu đô thị ngày càng được xây mới, mở rộng nhiều hơn. Điều này tạo ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho ngành xây dựng. Trong đó có vị trí thợ - công nhân xây dựng. Bên cạnh đó, công việc này cũng có một số thuận lợi như sau:
Không yêu cầu quá cao về trình độ văn hóa của người làm, bạn chỉ cần chăm chỉ, chịu khó.
Vẫn có cơ hội thăng tiến lên làm tổ trưởng tổ xây dựng. Nếu nỗ lực, bạn có thể trở thành quản lý công trường hoặc tự nhận thầu các dự án xây dựng riêng để tăng thêm thu nhập.
So với những ngành nghề lao động phổ thông khác, mức thu nhập của công việc này cũng tương đối cao. Trung bình sẽ nhận được từ 300.000 - 600.000 đồng/ngày.
Tuy là công việc có nhiều cơ hội việc làm, những nghề thợ xây cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khác nhau. Ví dụ như:
Thường xuyên làm việc trong thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè đối diện với nắng nóng gay gắt, mùa đông đối diện với thời tiết lạnh giá. Chưa kể vào những mùa mưa lũ, thời tiết cực đoan cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, công việc.
Muôn vàn nguy hiểm xung quanh bởi đây là nghề có đặc thù riêng, thường xuyên phải làm việc với những địa hình phức tạp. Bạn có thể đã bắt gặp hình ảnh tai nạn nghề nghiệp tại các công trình xây dựng ít nhất một lần trong đời.
Thợ xây cũng thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều chất hóa học như xi măng, sơn,... hoặc tiếp xúc với khói bụi cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh lý về sau.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thường không được cố định. Nếu cần chạy tiến độ công trình, trong một số trường hợp người lao động có thể không kịp ăn uống.
Nghề xây dựng thường đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc
Trên đây là những thông tin về thuận lợi, khó khăn mà bạn nên biết về nghề thợ xây. Ngoài ra, tại mục chia sẻ kinh nghiệm của Viecngay đang cung cấp nhiều tin tức thú vị về ngành nghề, việc làm online tại nhà để bạn tham khảo. Đừng quên tại TopCV cũng đang có nhiều cơ hội việc làm, bao gồm các công việc phổ thông hấp dẫn hơn để bạn lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm: Một số nghề không cần bằng đại học phổ biến hiện nay