Sở thích là một phần không nhất thiết phải có trong CV, do vậy hầu hết ứng viên đều không coi trọng phần này. Tuy nhiên họ không hề biết rằng sở thích sẽ giúp bạn đánh bóng bản thân và thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn viết sở thích trong CV sao cho gây ấn tượng nhất, đừng bỏ qua nhé!
Đa số các CV mẫu online hiện nay đều có phần sở thích, thực tế thì bạn có thể bỏ chúng đi tùy vào tính chất công việc và cách đánh giá của mỗi nhà tuyển dụng. Nói cho cùng hãy chỉ đưa sở thích của mình vào CV xin việc nếu chúng giúp bạn nổi bật và tỏa sáng hơn các ứng viên khác.
Bạn nên viết sở thích vào CV xin việc khi:
Không có nhiều thành tích và ít kinh nghiệm làm việc, viết sở thích sẽ vào sẽ giúp CV đỡ trống và cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá tính cách bạn có phù hợp với công việc không.
Sở thích sẽ trở thành điểm cộng, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu chúng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ. Ví dụ bạn có sở thích tình nguyện, tham gia CLB,.. thì chắc chắn những doanh nghiệp có văn hóa năng động, thường xuyên tổ chức teambuilding sẽ chọn bạn.
Sở thích đọc sách, khám phá những kiến thức mới lạ, bổ ích sẽ giúp bạn dễ dàng được tuyển dụng ở các vị trí như content, thiết kế,...
Tác dụng của sở thích đó là:
Giúp CV của bạn nổi bật hơn CV của các ứng viên khác.
Là yếu tố bổ trợ cho các kỹ năng, kinh nghiệm trong CV của bạn.
Tạo cho CV một cá tính và màu sắc riêng.
Là hơi thể hiện kế hoạch, dự định của bản thân trong con đường sự nghiệp.
Là phần câu chuyên ngoài lề cho phỏng vấn bớt căng thẳng.
Thực tế ai cũng có sở thích của riêng mình, tuy nhiên hãy để chúng theo hướng khác biệt chứ đừng thành kỳ lạ trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là những sở thích bạn nên đề cập trong CV của mình:
Đó có thể là đọc sách, viết lách, thiết kế, lập trình, chơi game suy luận, chơi rubik,... miễn sao sở thích đó thể hiện được trình độ và khả năng tư duy tốt thích hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ hoạt động giải trí như chơi rubik, game chiến thuật, suy luận,...sẽ thể hiện được bạn có kỹ năng phân tích, tư duy hiệu quả cùng sự kiên trì rất tốt, chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao nếu ứng tuyển vào các vị trí cần khả năng tập trung cao độ như công nghệ, tester, lập trình game, y tế, giáo dục,...
Các sở thích như teambuilding, tham gia các câu lạc bộ ở trường, hội nhóm hoặc làm tình nguyện ở các tổ chức phi chính phủ,...sẽ giúp bạn ghi mắt các nhà tuyển dụng bởi sự nhiệt huyết, năng động, không ngại vất vả cùng kĩ năng làm việc nhóm tốt của bản thân.
Sở thích ca hát, văn nghệ của bạn sẽ được đánh giá cao để trở thành nhân tố giúp môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng và sôi động hơn.
Bạn đừng xem thường các sở thích như thủ công, may vá, nấu ăn bởi nó là cơ sở các nhà tuyển dụng xem xét bạn cho vị trí cần sự khéo léo, tỉ mỉ như thiết kế thời trang, stylist, đầu bếp,...
Quả thực chỉ cần xem qua sở thích, các nhà tuyển dụng đã có thể đọc hiểu được tính cách của bạn. Nếu bạn là người thích tình nguyện, thiện nguyện chắc chắn bạn là người nhiệt tình, thích quan tâm và giúp đỡ người khác, rất phù hợp cho các vị trí như nhân viên Pr, nhân viên truyền thông, nhân viên y tế,...
Nếu là người ưa thích du lịch và khám phá điều mới lạ chắc chắn bạn là người thích học hỏi, tiếp thu cái mới để hoàn thiện và nâng cao bản thân, chắc chắn sở thích này của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Hay như sở thích chơi thể thao khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ứng viên là người có lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe của mình. Chắc chắn họ có thể cân bằng rất tốt công việc và cuộc sống cá nhân.
Đưa ra các sở thích trong CV theo ngành nghề bạn đang ứng tuyển cho các nhà tuyển dụng cảm giác bạn sinh ra để làm công việc này.
Đối với vị trí nhân viên kinh doanh, bán hàng, tư vấn, CSKH, đây là đều là những nghề nghiệp đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, năng nổ, chịu áp lực tốt do vậy bạn hãy ghi một số sở thích như: giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, kinh doanh, tham gia hoạt động xã hội, tình nguyện, thiện nguyện và du lịch.
Đối với công việc hành chính nhân sự, đây là công việc giúp kết nối mọi người trong văn phòng với nhau do đó ứng viên nên ghi những sở thích thể hiện được sự kiên nhẫn, bình tĩnh và khéo léo để làm tốt công việc như: giao tiếp, teambuilding, tổ chức sự kiện, kết nối, đọc sách.
Sở thích cho các vị trí BTV, báo chí, truyền thông, marketing phải cần phải thể hiện được khả năng sáng tạo cùng cách tiếp cận vấn đề tốt như: viết lách, làm video, học ngoại ngữ, lướt mạng xã hội,...
Sở thích cho những ai muốn ứng tuyển vào khối kỹ thuật là lập trình web, thiết kế web, chơi game, thích khám phá sửa chữa, đồ đạc,....
Nếu làm công việc liên quan đến thiết kế (đồ họa, kiến trúc, nội thất, thời trang), bạn nên nêu bật những sở thích thể hiện niềm yêu thích với ngành và một khả năng sáng tạo tốt như vẽ tranh, chụp ảnh, du lịch, khám phá, đọc tạp chí nghệ thuật, thăm bảo tàng,....
Trên đây là hướng dẫn viết sở thích trong CV chinh phục nhà tuyển dụng. Hy vọng chúng hữu ích cho bạn trong quá trình viết CV tìm việc, chúc bạn thành công!