Sự phát triển của mạng xã hội Facebook trong những năm gần đây đã tạo nên cơ hội để doanh nghiệp phát triển mảng kinh doanh online. Đây cũng là nguyên nhân khiến công việc quản lý fanpage dần trở nên cần thiết và được chú trọng. Vậy công việc quản lý fanpage làm gì? Công việc này có áp lực không? Thu nhập có tốt không? Cùng viecngay.vn tìm hiểu câu trả lời bên dưới nhé!
Fanpage trong tiếng Việt có nghĩa là trang dành cho người hâm mộ. Viết chính xác nhất là “fan page”. Fanpage hay page Facebook là một trang được tạo ra để đại diện cho một tổ chức, cá nhân. Fanpage sẽ thu hút nhiều người theo dõi và là nơi để doanh nghiệp có thể tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng cho mình.
Theo một số thống kê, Việt Nam có lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 trên thế giới. Chính vì vậy, fanpage là kênh truyền thông có sức mạnh lan tỏa rất tốt cho người kinh doanh.
Fanpage giúp doanh nghiệp tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng
Để tận dụng cơ hội kinh doanh từ fanpage, doanh nghiệp cần biết cách quản lý fanpage hiệu quả. Đây là công việc quản lý thông qua mạng xã hội để tiếp cận với khách hàng, là kênh marketing hiệu quả và rất phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như hiện nay.
Để hiểu rõ hơn cùng tìm hiểu những yêu cầu chi tiết để quản lý fan page hiệu quả nhé.
Đăng bài thường xuyên là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì sự tương tác của những người theo dõi fanpage. Tần suất đăng bài cần có sự thường xuyên. Thông thường, admin nên đăng ít nhất 1 ngày 1 bài.
Để thu hút khách hàng tương tác với page thì lên kế hoạch nội dung trước là điều cần thiết. Có kế hoạch nội dung rõ ràng sẽ giúp người quản trị xác định đúng hướng đi cho page và hoàn thiện chiến lược trong từng bài viết khác nhau.
Nội dung các bài viết cần đảm bảo: 80% nội dung về sản phẩm, dịch vụ và 20% nội dung dành cho bên thứ 3 liên quan đến sản phẩm của bạn. Việc phân chia nội dung theo tỷ lệ trên sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm và tăng độ thân thiện cho page.
Việc phân tích và tối ưu hoá dữ liệu nội dung nhằm đảm bảo những nội dung mà bạn cung cấp cho khách hàng trở nên có ích hơn với việc kinh doanh. Do đó, hãy tận dụng cơ sở dữ liệu này cho việc lên kế hoạch nội dung cho những chương trình, chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích và tối ưu hoá các dữ liệu nội dung để quản lý fan page hiệu quả
Việc phân loại nội dung và kết hợp chúng một cách phù hợp sẽ giúp nội dung bài viết trở nên hấp dẫn hơn. Thông thường, nội dung sẽ được chia thành 4 loại chính:
Khuyến mại: Bao gồm các thông tin khuyến mãi, ưu đãi để doanh nghiệp gắn kết với khách hàng, từ đó nâng cao doanh số hiệu quả.
Kêu gọi hành động: Bài viết cần có tính “call to action” fan like, comment hoặc share. Những nội dung kích thích hành động có thể kể đến như bài viết dạng câu hỏi, câu đố, các sự kiện mang tính tác động cảm xúc của người xem
Tin tức: Gồm những tin tức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Sự kiện: Những thông tin chia sẻ về văn hóa, sự kiện do công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức tổ chức.
Người làm công việc quản lý fanpage cần chú ý hơn về việc tương tác với khách hàng. Điều này được thể hiện trong việc thường xuyên trả lời comment, trả lời inbox fanpage. Chú ý sử dụng ngôn ngữ đẹp và lịch sự để tạo cho người xem fanpage của bạn cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện của fanpage.
Hình ảnh đẹp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý fan page hiệu quả. Hãy chú ý thiết kế avatar, ảnh bìa và những hình ảnh trong bài viết một cách chuyên nghiệp để nâng cao tính quảng bá thương hiệu và thu hút người xem tương tác bài viết.
Công việc quản lý fan page có áp lực không?
Để biết được công việc quản lý fan page có áp lực hay không thì chúng ta cần phải hiểu được nhiệm vụ của người làm công việc quản lý fan page phải làm là gì:
Nâng cao tỷ lệ tương tác với khách hàng, để mở rộng nguồn khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng mới.
Cập nhật những nội dung mới hợp trend cho page bằng những nội dung hấp dẫn, lôi cuốn nhất.
Thiết kế được những hình ảnh đẹp và tối ưu cho page để tăng tính hiển thị trên facebook.
Khắc phục những sự cố xảy ra đối với page của bạn.
Thực hiện những báo cáo về tương tác của fanpage từng tháng.
Phải luôn bảo trì fanpage để tránh những tình trạng fanpage gặp trục trặc trong quá trình vận hành.
Nghiên cứu những chiến lược quảng cáo, marketing hấp dẫn và lên kế hoạch nội dung để triển khai.
Theo dõi và phân tích nội dung các fanpage của đối thủ.
Hỗ trợ trả lời các bình luận và inbox của khách hàng khi cần thiết.
Với những công việc trên, theo bạn quản lý fanpage có áp lực không? Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những áp lực riêng. Nếu như bạn yêu thích và có năng lực thì sẽ vượt qua được các áp lực đó.
Tùy vào hình thức làm việc, công việc quản lý fan page sẽ có mức lương khác nhau được trao đổi khi phỏng vấn tuyển quản lý fanpage. Cụ thể như sau:
Nhân viên fulltime lương từ 6 – 8 triệu đồng/tháng + KPI.
Nhân viên parttime lương từ 3 – 4 triệu đồng/ca/tháng + KPI.
Nhân viên trực fanpage tại nhà: Tùy thuộc vào hiệu suất làm việc, có thể đạt khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng nếu làm tốt.
Hy vọng những thông tin kể trên sẽ mang đến cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về công việc quản lý fanpage. Đây là một công việc tiềm năng trong thời đại 4.0 này. Nếu có năng lực, hãy cố gắng theo đuổi nhé!.