Phụ hồ là một công việc khá vất vả trong lĩnh vực xây dựng. Vậy, nghề phụ hồ là gì, mức lương của công việc này có cao không? Hãy cùng Viecngay tìm hiểu về nghề phụ hồ là gì và những thông tin khác liên quan đến công việc này nhé.
Phụ hồ là công việc để chỉ những người lao động phổ thông, lao động tay chân tại các công trình xây dựng. Họ có trách nhiệm hỗ trợ cho các thợ xây dựng chính trong quá trình thi công các công trình.
Đây được xem là sự lựa chọn của nhiều người lao động khi không có kiến thức chuyên môn hay kỹ năng nghề nghiệp nào. Công việc này thường chỉ yêu cầu bạn có sức khỏe và không cần kinh nghiệm làm việc.
Phụ hồ là công việc hỗ trợ cho thợ xây chính tại công trình
Tuy vậy, nếu bạn là một người chăm chỉ, có chí cầu toàn, sau một thời gian làm phụ hồ, bạn hoàn toàn có thể lên làm thợ xây chính. Thợ xây chính sẽ có cơ hội làm tổ trưởng, quản lý công trình nếu có năng lực tốt.
Tìm hiểu thêm: Nghề thợ xây - những thuận lợi và khó khăn cần biết trước khi làm
Vậy, công việc của người làm phụ hồ là gì? Như tên gọi công việc của mình, họ sẽ làm các công việc hỗ trợ cho thợ xây dựng. Cụ thể sẽ có một số công việc, nhiệm vụ như sau:
Đây là một trong những nhiệm vụ chính của phụ hồ, gồm:
Sàng cát, trộn xi măng theo tỷ lệ được hướng dẫn bởi thợ chính để tạo ra vữa xây, lấy hỗn hợp đó để phối hợp cùng thợ xây làm việc.
Một thợ hồ thường sẽ cần phải trộn vật liệu xây dựng cho từ 2 - 3 thợ chính.
Đầu tiên, phụ hồ có thể sẽ cần phải vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến khu vực làm việc, đưa nguyên vật liệu đến cho thợ chính hoặc những địa điểm được chỉ định. Những nguyên vật liệu thường gặp trong công trình xây dựng có thể kể đến như đất, cát, xi măng, gạch,... Đây đều là những vật liệu quan trọng vì vận phụ hồ cần phải di chuyển kịp thời.
Ngoài các nhiệm vụ trên, thợ phụ hồ cũng sẽ hỗ trợ cho thợ chính những nghiệp vụ xây dựng đơn giản. Ví dụ như xây tường gạch, lát sàn,... Những công việc này thường sẽ chỉ yêu cầu sự tập trung cao để đạt được sự chính xác. Ví dụ như:
Đào móng: Cần thực hiện đào đúng chuẩn, đủ độ sâu, độ cao theo hướng dẫn của thợ chính.
Sắp cột, đổ cột: Phối hợp cùng thợ sắt, thợ cốp pha để thực hiện công việc sắp - đổ cột để chuẩn bị cho công tác đổ bê tông.
Lắp đặt, hoàn thiện công trình: Hỗ trợ thợ chính, các bên liên quan trong quá trình lắp đặt nội thất như cửa sổ, cửa chính, cầu thang, ốp gạch,... hoàn thiện công trình.
Thợ phụ hồ sẽ cần hỗ trợ thợ chính khi được yêu cầu
Trong công trình xây dựng thường có rất nhiều các công việc không tên. Theo đó, những người thợ chính sẽ thực hiện chuyên môn của họ. Những phần việc còn lại sẽ dành cho các thợ phụ hồ. Ví dụ như hỗ trợ chuẩn bị nước uống, đồ ăn, nấu ăn cho công trình nếu được yêu cầu.
Tìm hiểu thêm: Những công việc của thợ cơ khí là gì? Thu nhập bao nhiêu?
Những công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng thường có mức thu nhập cao hơn so với các nghề lao động phổ thông khác. Bởi vì công việc này thường xuyên phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, lao động cực khổ. Vì vậy, thu nhập của họ thường khá cao.
Trung bình, phụ hồ có thể nhận được từ 150.000 - 250.000 đồng/ngày công làm việc. Đa số các công trình xây dựng sẽ bao ăn - ở ngoài khoản tiền công này. Nếu làm tốt, bạn cũng có thể đạt được mức thu nhập cao hơn.
Có thể thấy rằng, công việc của phụ hồ tương đối đa dạng nhưng rất vất vả. Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc lâu dài với công việc này, bạn nên chuẩn bị một số vấn đề, lưu ý sau:
Sức khỏe tốt: Đây là vấn đề đầu tiên bạn nên chuẩn bị. Bởi, phụ hồ là công việc khó khăn và thường xuyên phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Nếu không có sức khỏe tốt sẽ khó có thể gắn bó lâu với nghề.
Chịu được áp lực công việc: Bạn cũng cần phải có tinh thần tốt, chịu được áp lực bởi công việc tại các công trình xây dựng thường khá vất vả, thường xuyên phải tăng ca, ăn uống có thể không đúng giờ giấc như thông thường.
Chăm chỉ, chịu khó: Đây cũng là một yếu tố mà bạn cần chuẩn bị. Bởi, trong quá trình làm việc, phụ hồ không chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình, mà sẽ được thợ chính hướng dẫn và chỉ dạy chuyên môn.
Làm phụ hồ cần có sức khỏe tố và chăm chỉ, chịu khó
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nghề phụ hồ là gì, mức lương của nghề phụ hồ như thế nào. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngành nghề khác hay thậm chí là công việc online tại nhà tại mục chia sẻ kinh nghiệm của Viecngay. Đừng quên tại TopCV cũng đang có nhiều cơ hội việc làm, bao gồm các công việc phổ thông hấp dẫn hơn để bạn lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm: Một số nghề không cần bằng đại học phổ biến hiện nay