Nghề PG là gì? Công việc của PG? Tiềm năng phát triển khi làm PG

Những năm gần đây, PG đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ có ngoại hình nổi bật. Hầu hết các hội chợ, triển lãm hay các sự kiện đều cần sự có mặt của PG. Vậy, làm PG là gì? Công việc cụ thể của nghề này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Làm PG là gì?

Nghề làm PG là một trong những nhánh của tiếp thị và quảng cáo sản phẩm. PG – Promotion Girl – là vị trí lễ tân tiếp khách đến tham dự hoặc là người mẫu quảng cáo tại một sự kiện, triển lãm,… nào đó.

Vậy, đến đây chắc bạn sẽ hiểu nghề làm PG là gì? Hiểu đơn giản hơn, các PG sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp đón khách mời, tiếp thị và quảng cáo cho sản phẩm, làm mẫu ảnh cho sản phẩm ngay tại sự kiện.

Hiện tại, PG đang được xem là một trong những nghề được công nhận hiện nay. Không những vậy, PG còn được đánh giá có vai trò khá quan trọng trong các chiến dịch Marketing, sự kiện truyền thông của doanh nghiệp.

PG là gì

PG là làm gì

Công việc của PG là gì?

Hiện tại, có khá nhiều vị trí PG trong một sự kiện. Tùy vào từ vị trí sẽ có những công việc, nhiệm vụ khác nhau.

Công việc theo phân loại vị trí của PG trong sự kiện

  • PG tiệc A – tiệc B: Họ có nhiệm vụ đi tiếp khách ngoại giao, tiếp rượu khách hoặc đối tác của khách hàng ở nơi tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, hình thức này hiện chưa được pháp luật công nhận và hiện đang là hình thức dịch vụ cấm. Do đó ít doanh nghiệp lựa chọn hình thức này.
  • PG sự kiện: Là những PG được doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ đón tiếp khách hàng, đối tác hoặc các khách mời khác đến tham dự sự kiện của doanh nghiệp. Công việc cụ thể sẽ bao gỗ hỗ trợ tiếp đón khách, tặng quà, hỗ trợ bê hoa, phục vụ nghi lễ.
  • PG quảng cáo: Thường sẽ làm việc ở những các chiến dịch quảng cáo của thương hiệu.

Các công việc chung của PG thường làm

Tùy vào vị trí sẽ có những công việc khác nhau, tuy nhiên có thể bao gồm những nhiệm vụ chính như sau:

  • Đại diện cho nhãn hàng, thương hiệu quảng cáo. Thực hiện tư vấn, tiếp thị hoặc giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mãi cho sự kiện, hội chợ, siêu thị.
  • Thực hiện làm việc gần hoặc quanh khu trưng bày sản phẩm, dịch vụ hoặc khu vực được doanh nghiệp giao nhiệm vụ.
  • Thực hiện hỗ trợ thương hiệu, nhãn hàng phát tờ rơi, giúp khách mời dùng các mẫu thử của sản phẩm.
  • Đón tiếp khách mời, thực hiện các nghi lễ trong event, sự kiện.
  • Chạy Roadshow.
  • Một số nhiệm vụ hỗ trợ khác nếu được yêu cầu.

PG là làm gì

Công việc của PG là gì?

Tiềm năng của nghề PG ở Việt Nam?

Tuy đã không còn quá lạ lẫm ở Việt Nam, tuy nhiên nghề PG vẫn là một ngành nghề có nhiều cơ hội để bạn có thể thử thách. Khi thời đại hiện nay, việc quảng cáo, Marketing và truyền thông ngày càng quan trọng hơn, tiềm năng của nghề PG tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển hơn.

Mức lương hiện tại của nghề PG cũng được xem là khá hấp dẫn. Các doanh nghiệp thường trả lương cho PG theo giờ hoặc theo ca làm việc. Hiện tại, PG có mức thu nhập từ 400.000 – 700.000 đồng cho một buổi làm việc. Đối với PG nước ngoài có thể từ 1.000.000 đồng/ca.

Sau khi trở thành PG và tích lũy đủ kinh nghiệm, kỹ năng, bạn vẫn có cơ hội để phát triển thành những nghề khác như:

  • Nhân viên kinh doanh: Thường xuyên giao tiếp, tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
  • Nhân viên tư vấn: Thực hiện công việc tư vấn là chủ yếu.
  • Lễ tân: Thực hiện trực, tiếp đón khách tại các doanh nghiệp, khách sạn.
  • Chuyên viên Marketing; Chuyên viên tổ chức sự kiện.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng.

Ai phù hợp với nghề PG?

Để có thể trở thành PG, bạn sẽ cần có những tiêu chuẩn sau đây:

  • Cần có ngoại hình: Đây là yếu tố được ưu tiên khi trở thành PG. Chiều cao thường thấy tối thiểu từ 1m65, có thân hình cân đối và khuôn mặt ưa nhìn.
  • Có khả năng giao tiếp tốt: Vì sẽ cần tiếp đón khách mời, tư vấn dùng thử sản phẩm, do đó, PG cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Ngoài ra, bạn cần luyện tập về giọng nói, cần có giọng nói mềm mại, dễ nghe để có thể tư vấn tốt hơn.
  • Thái độ làm việc: Đối với PG, bạn cần có thái độ thân thiện, hòa nhã, lịch sự và luôn vui vẻ. Bạn không thể chào đón khách hàng với thái độ chán nản hoặc không thân thiện, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Năng động, chủ động trong công việc. Ngoài ra cần có tinh thần tích cực, bình tĩnh để xử lý được các tình huống không may xảy ra khi làm PG.
  • Có trách nhiệm với công việc: PG cần có trách nhiệm với công việc hoặc các sự kiện mà mình đã nhận. Bạn cần đến trước khi sự kiện diễn ra từ 10 - 15 phút để chuẩn bị.
  • Ngoài ra, PG cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể bảo vệ được mình.

Nghề PG hợp với ai?

Nghề PG hợp với những ai?

Tạm kết

Tuy là một nghề yêu cầu khá nhiều về ngoại hình, kỹ năng làm việc, nhưng với mức thu nhập cao hiện tại, PG vẫn đang thu hút nhiều người lựa chọn.

Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, bạn đã hiểu hơn về làm PG là gì cũng như công việc của nghề này. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp với mong muốn của mình nhé.

>> Tìm việc làm nhanh chóng uy tín tại Viecngay.vn

Nguồn ảnh: Sưu tầm