Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, OQC trở thành ngành nghề ảnh hưởng đến sự thành bại tất cả các doanh nghiệp. Vậy OQC là gì? Chi tiết công việc của OQC là gì? Cùng viecngay.vn đi câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
OQC là gì? OQC là từ viết tắt của “Output Quality Control”, đây là công việc chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản lượng đầu ra của sản phẩm trong quá trình sản xuất máy móc và linh kiện điện tử nhằm xác định xem một sản phẩm có đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hay không trước khi giao cho khách hàng.
Do vậy vai trò của các OQC rất được xem trọng trong mỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ có công đoạn này mà sản phẩm tới tay khách hàng đều được đảm bảo là những sản phẩm hoàn hảo nhất.
>>>Xem thêm: Có nên ứng tuyển thợ hàn không? Làm thợ hàn vất vả không?
Trong một doanh nghiệp sản xuất OQC sẽ là người kiểm tra từng sản phẩm hoàn thành có đạt chuẩn hay không. Cụ thể công việc của họ như sau:
Nhân viên OQC là thực xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, thành phẩm dựa theo quy trình ISO. Bên cạnh đó cũng thường xuyên phối hợp với bộ phận liên quan để hoàn thiện, nâng cấp quy chuẩn đánh giá ngày một tốt hơn.
Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu dán sản phẩm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu đề ra trước khi tới tay khách hàng. Ngoài ra họ cũng là người phân loại, giải quyết những sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn theo khung quy định.
Giải quyết, xử lý vấn đề chất lượng sản phẩm của khách hàng phát sinh: sản phẩm bị lỗi kĩ thuật, hư hỏng, trầy xước,...trong quá trình sản xuất.
Triển khai một số công việc theo kế hoạch đã đề ra của bộ phận.
Cùng với các thành viên trong bộ phận thực hiện kiểm soát hiệu quả chất lượng và tiến độ sản xuất.
OQC cũng là người đề xuất ý tưởng sản phẩm, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc của bộ phận.
Là người quản lý các hồ sơ, tài liệu, hàng mẫu của công ty
Thực hiện lập báo cáo và báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
Một khảo sát gần đây cho thấy, mức lương của của nhân viên OQC ở các tỉnh và địa phương sẽ dao động từ 5 đến 7 triệu đồng. Và có thể cao hơn phụ thuộc vào kinh nghiệm, hiệu suất và khối lượng công việc của họ.
Đương nhiên, các OQC làm việc ở công ty nước ngoài thường có mức lương cao hơn, rơi vào khoảng trên dưới 8 triệu hoặc hơn 10 triệu đồng.
Với vị trí quản lý , trưởng phòng chất lượng từ 3 – 6 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình dao động từ 15 – 33 triệu / tháng.
Khi trở thành nhân viên OQC chính thức bạn sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp, lương tháng thứ 13,... như những người lao động bình thường, cùng cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn nếu hoàn thành tốt công việc.
>>>Xem thêm: Mách bạn 7 bí quyết bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu
Để ứng tuyển vào vị trí OQC đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các sản phẩm điện tử, ứng viên thường được nhà tuyển dụng yêu cầu trình độ có chuyên môn đã tốt nghiệp ngành điện tử hoặc công nghệ thông tin công cộng.
Còn đối với doanh nghiệp thương mại, vị trí OQC không đòi hỏi trình độ chuyên môn cụ thể, bạn có thể tốt nghiệp cao đẳng, đại học một ngành nào đó hay trung học đều được.
Kỹ năng cần có giúp nhân viên OQC hoàn thành tốt công việc được giao là:
Công việc chính của nhân viên OQC là kiểm soát chất lượng sản phẩm, do vậy kỹ năng kiểm tra giám sát đối với họ là rất quan trọng. Nhờ kỹ năng này mà các OQC có thể nhanh chóng phát hiện những sai sót trên từng sản phẩm từ đó tìm ra biện pháp xử lý tốt nhất.
Đây là kỹ năng cần thiết mà nghề nào cũng nên có không chỉ riêng OQC. Việc lập kế hoạch từ trước và quản lý công việc logic giúp OQC nắm bắt rõ tiến độ công việc đang diễn ra trong bộ phận của mình để làm việc hiệu quả hơn.
Trong kinh doanh sản xuất, không thể tránh khỏi những sự cố, vấn đề phát sinh dù là từ nguyên nhân nào. Kỹ năng giải quyết, xử lý tình huống lúc này sẽ giúp các OQC đối mặt với hậu quả, giải quyết vấn đề nhanh gọn tránh những tổn thất nặng nề cho công ty.
Bên cạnh những kỹ năng quan trọng trên các OQC cũng cần có một thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực, sự phấn đấu hết mình và một tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Nếu làm được những điều này cơ hội thăng tiến của các OQC rất rộng mở.
Qua đây có lẽ bạn cũng đã biết được OQC là gì? Bản mô tả chi tiết công việc của OQC rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc định hướng ngành nghề trong tương lai. Chúc bạn thành công!
>>>Xem thêm: Tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng đừng bỏ qua những job này