Thợ điện - cái nghề quá đỗi quen thuộc mà không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Nghề được ví như những chiến binh thầm lặng không quản ngày đêm sửa chữa những đường dây điện giúp chúng ta an tâm sinh hoạt. Thế mà nhiều người vẫn lầm tưởng nghề thợ điện này lương không cao và chỉ cần biết cơ bản về điện cũng làm được. Tuy nhiên, thật sự có phải vậy không? Những công việc của thợ điện là gì? Thu nhập bao nhiêu? Bài viết dưới đây là câu trả lời.
Là một trong những ngành giữ then chốt cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Ngành điện không ngừng nâng cao các ứng dụng công nghệ và sản xuất phục vụ sản xuất công - nông nghiệp và thương mại dịch vụ.
Có thể thấy, cuộc sống càng hiện đại càng không thể thiếu điện. Những công trình để đi vào hoạt động bao giờ cũng cần có điện. Vì thế, với tính ứng dụng thực tế cao, ngành điện là một ngành khoa học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề về điện.
Từ đó, ngành điện đem đến rất nhiều cơ hội được học và làm việc về điện. Đồng thời cần đến rất nhiều thợ điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện - nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.
Thợ điện là người có kỹ năng, chuyên môn về điện tốt để sử dụng các công cụ, thiết bị để sửa chữa, thay thế, phục hồi các vấn đề về điện để máy móc được vận hành bình thường.
Thợ điện là người sử dụng các công cụ để sửa chữa các thiết bị điện bị hư hỏng
Nếu bạn đang băn khoăn không biết mình có hợp với nghề điện không thì những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn phần nào đó xác định được hướng đi tương lai. Nếu các bạn trả lời có nhiều hơn thì nghề điện khá hợp với bạn đấy.
Nghề thợ điện luôn là một nghề chưa bao giờ đủ nhân lực. Hiện nay nhiều trường nghề mở ra tạo điều kiện cho nhiều học viên hơn bao giờ hết. Để hình dung cách đào tạo và công việc sau khi ra trường, dưới đây là những công việc của thợ điện cần đảm nhiệm:
Đọc bản vẽ, bản thiết kế đường dây điện: đây được xem là một trong những việc cơ bản của thợ điện. Bởi khi đến sửa chữa điện cho bất cứ một công trình nào, những bản vẽ đường dây điện sẽ được dùng đầu tiên để người thợ điện nghiên cứu hướng sửa chữa hợp lý mà không ảnh hưởng đến mạch điện khác trong hệ thống.
Thực hiện thi công lắp đặt các hệ thống lưới điện trong các tòa nhà, công trình đảm nhận.
Lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện của công ty hoặc khách hàng yêu cầu như: các loại quạt, máy bơm, điều hòa, bàn ủi, bếp điện, bình nước nóng, báo cháy, cửa tự động, ...
Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng như: nối, đi dây điện, lập bảng điện điều khiển, lắp đặt hệ thống ổ cắm; lắp đặt hệ thống đèn ....
Thực hiện các công việc bổ trợ nghề: đục kim loại, cưa, khoan, cắt, mài, hàn thiếc, ...
Ngoài ra, thợ điện có thể thực hiện những công việc khác để bổ trợ nghề như đục kim loại, cưa, khoan, cắt, mài, hàn thiếc,... hoặc hỗ trợ thực hiện các biện pháp an toàn lao động và quản lý công việc theo chỉ đạo của cấp trên.
Những công việc bổ trợ cho thợ điện rất quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống điện
Tùy thuộc vào tay nghề mà mức thu nhập của một thợ điện có thể cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào bằng cấp. Vì thế khi bạn có tay nghề và trình độ cao thì sẽ được hưởng mức lương xứng đáng.
Nếu là thợ điện, công nhân điện mới vào nghề, mức lương sẽ nằm trong khoảng từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/ tháng nếu là thợ điện có kinh ngiệm và chuyên môn cao hơn.
Ngoài ra, mức lương sẽ tăng theo độ khó và tùy vào tính chất và yêu cầu của mỗi công việc. Tại các nhà máy, nhiều thợ điện có thể hưởng mức lương lên tới 20 triệu đồng/tháng là điều bình thường.
Nhiều cơ hội việc làm cho nghề thợ điện mở ra
Ngành điện mở rộng nhiều cơ hội việc làm. Ngoài một số những thợ điện có tay nghề, có đủ vốn có thể tự mở cửa hàng sửa chữa các thiết bị điện. Một số người có thể ứng tuyển làm thợ điện làm việc tại những khu vực như: các hộ gia đình, khu dân cư, đội ngũ thợ điện làm việc cho các tòa nhà làm văn phòng, cơ quan, xí nghiệp,... Bạn có thể xin vào các cơ sở chuyên lắp đặt hệ thống điện cho các công trình, tòa nhà,...
Để tìm kiếm các thông tin tuyển dụng thợ điện nhanh chóng nhất, bạn có thể lên các trang thông tin tuyển dụng hiện nay như TopCV, vieclam24h,...
TopCV hy vọng đã cung cấp cho bạn cái nhìn khác hơn về nghề thợ điện, những công việc của thợ điện là gì? Thu nhập bao nhiêu? Mô tả công việc của kế toán công ty. Hãy theo dõi những bài viết của TopCV để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về các ngành nghề trong hành trình tìm việc và làm việc bạn nhé. Chúc các bạn luôn thành công.