Trong bối cảnh bùng nổ của ngành sản xuất thì nghề hàn đã trở thành công việc thu hút nhiều lao động. Vậy đặc điểm và điều kiện làm việc của nghề hàn là như thế nào? Hãy cùng Viecngay.vn tìm hiểu qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau nhé!
Nếu là người làm trong lĩnh vực cơ khí thì chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với nghề hàn. Những người thợ hàn sử dụng công cụ để trám, gắn hai hay nhiều thiết bị, vật dụng kim loại với nhau, tạo ra sản phẩm theo nhu cầu mong muốn.
Người làm nghề hàn có những đặc điểm chung
Trên thực tế, thao tác hàn là một kỹ thuật cơ khí cơ bản và được đào tạo trong lĩnh vực cơ khí nói chung nhưng không phải ai cũng có thể thành những người thợ chuyên nghiệp. Khái niệm thợ hàn chỉ được dùng cho những người thật sự lành nghề, am kiểu kỹ thuật công việc.
Đặc điểm của nghề hàn đó chính là làm việc hàng ngày, hàng giờ với các thiết bị, vật dụng kim loại, cùng với đó là thao tác trám, gắn các dụng cụ này lại với nhau. Trong các xưởng cơ khí, khu công nghiệp, những người thợ hàn phải vừa mài vừa hàn gắn các bộ phận của trang thiết bị kim loại. Nghề hàn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những đồ nghề như: máy tạo hình kim loại như gọt, dũa, kéo giãn hay dát mỏng và căn cứ vào từng thiết bị, tình trạng của sản phẩm để lựa chọn kiểu hàn phù hợp.
Trong các xưởng cơ khí, khi đến khu vực hàn và cắt kim loại, ta dễ dàng bắt gặp sẽ những người đàn ông đeo những chiếc mặt nạ đen. Họ chính là thợ hàn. Nghề hàn nói chung không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Phần lớn tại Việt Nam, thợ hàn được đào tạo tại các trường nghề rồi trải qua quá trình làm việc thực tế mà tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
>>> Tham khảo thêm: Có nên ứng tuyển thợ hàn không? Làm thợ hàn vất vả không?
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có những kỹ năng thiết yếu để phục vụ công việc, nghề hàn cũng không ngoại lệ.
Nghề hàn không chỉ đơn giản là cầm máy gắn các đồ vật kim loại lại với nhau. Trước khi bắt đầu châm mối hàn, người thợ hàn sẽ tiếp nhận bản vẽ sản phẩm để nghiên cứu kỹ về bản thiết kế, lấy số liệu đầy đủ sau đó đi đến khâu lựa chọn phương pháp hàn. Bởi vậy mà công việc hàn đòi hỏi một số kỹ năng nhất định mà người thợ phải trau dồi liên tục.
Thợ hàn cần có những kỹ năng nhất định để phục vụ công việc
5 kỹ năng cần thiết của nghề hàn đó chính là:
Biết cách đọc bản vẽ, bản thiết kế, biết lấy số đo để lên kế hoạch và quy trình hàn.
Nắm được thiết bị chuyên dụng và phương pháp hàn thích hợp dựa trên yêu cầu theo thông số kỹ thuật.
Sử dụng thành thạo thiết bị hàn chuyên dụng và các dụng cụ bổ trợ đi kèm để có thể điều chỉnh kích cỡ của thiết bị theo yêu cầu.
Biết nhìn nhận, đánh giá và kiểm tra các mối hàn đã ổn chưa và có cần chỉnh sửa, hàn thêm hay không.
Biết bảo dưỡng các thiết bị hàn để đảm bảo an toàn lao động.
>>> Xem thêm: Những công việc của thợ cơ khí là gì? Thu nhập bao nhiêu?
Bạn có thể đã đọc những bài viết nói về mức lương 60 triệu/tháng của một người thợ hàn lành nghề. Nghề hàn là một trong những công việc cơ khí thịnh hành với mức thu nhập cao nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, để có được mức lương cao như vậy, những người thợ hàn phải đánh đổi rất nhiều. Thợ hàn là công việc không dành cho phụ nữ, những ai có thể trạng yếu, không chịu được vất vả, tiếng ồn. Hơn nữa công việc này có thể có hại tới mắt và tay chân vì vậy không phải ai cũng có thể làm được nghề hàn.
Người làm nghề hàn phải làm việc trong điều kiện không mấy dễ chịu
Có rất nhiều thợ hàn thường xuyên phải làm việc dưới trời nắng gắt, có khi lên tới 40 độ ngoài trời. Trường hợp khác thì có thể làm việc trong điều kiện bí bách, không gian chật hẹp, thiếu không khí, xung quanh chỉ toàn mùi kim loại cháy và tiếng hàn xì rất khó chịu.
Nói chung, nếu xác định làm nghề hàn và gắn bó với nó thì bạn cần có sự kiên nhẫn, sức chịu đựng, sự khéo léo tỉ mỉ, kỹ thuật và thích nghi được trong các điều kiện khắc nghiệt, môi trường khó khăn.
Ngoài ra, nghề hàn cũng đòi hỏi người thợ luôn thật nhanh nhạy trong các tình huống, xử lý vấn đề dứt khoát và nhanh chóng. Đặc biệt, trong các trường hợp nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, người thợ hàn cần phải nắm rõ các quy tắc an toàn, đảm bảo không gây ra tai nạn lao động cho bản thân hay những người xung quanh.
Nếu bạn là người hội tụ được đầy đủ các phẩm chất phía trên, đi cùng nỗ lực và kinh nghiệm thì một mức lương cao là hoàn toàn có thể có với nghề hàn.
Nghề hàn là công việc đòi hỏi nhiều phẩm chất đặc biệt cứng cáp
>>> Xem thêm: Để làm thợ cơ khí cần trang bị những kỹ năng, kiến thức gì? Học trường nào?
Tạm kết
Bài viết trên có lẽ đã cung cấp được một số thông tin cơ bản giúp bạn bước đầu hiểu về nghề hàn. Hy vọng rằng những chia sẻ này đã mang lại những kiến thức hữu ích, giúp bạn có cái nhìn khách quan về công việc mà bạn đang quan tâm.
Nếu cần tìm việc làm phổ thông ổn định, truy cập ngay vào trang web Viecngay.vn để được cập nhật tin tuyển dụng mới nhất nhé!