Làm đại sứ quán thì học ngành gì? Kinh nghiệm phỏng vấn hữu ích

Làm đại sứ quán thì học ngành gì là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi việc được làm việc tại các đại sứ quán được xem là vinh dự và mơ ước của nhiều người. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng Viecngay giải đáp thắc mắc nên học ngành gì để có cơ hội làm việc trong đại sứ quán nhé!

Làm đại sứ quán thì học ngành gì?

Để trả lời được câu hỏi làm đại sứ quán thì học ngành gì bạn cần biết tại các đại sứ quán sẽ tuyển dụng một số vị trí như nhân viên làm hồ sơ, phiên dịch viên, trợ lý ngôn ngữ, nhân viên truyền thông, v.v.. Để có thể làm được các công việc tại đây, có 5 ngành nghề được xem là phù hợp nhất bao gồm: Ngoại ngữ, quan hệ quốc tế, truyền thông, marketing và báo chí.

Làm đại sứ quán thì học ngành gì?

5 chuyên ngành nhiều cơ hội làm việc tại đại sứ quán

Ngoại ngữ

Đáp án đầu tiên cho câu hỏi làm đại sứ quán thì học ngành gì chính là các chuyên ngành về ngoại ngữ. Nếu mong muốn được làm việc trong các cơ quan ngoại giao như đại sứ quán thì điều hiển nhiên là trình độ ngoại ngữ của bạn phải ở mức khá trở lên. Bạn cần có năng lực tốt ở ngôn ngữ mà bạn sẽ sử dụng khi làm việc tại đại sứ quán, đi kèm với đó là các bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ chứng minh năng lực của bạn.

Để có khả năng ngoại ngữ tốt, bạn cần theo học chuyên ngành ngoại ngữ tại các trường đại học chuyên đào tạo ngoại ngữ. Ví dụ, nếu bạn muốn làm việc ở Đại sứ quán Mỹ, Anh, Úc hay các quốc gia nói tiếng Anh thì bạn cần học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, nếu bạn muốn làm việc ở Đại sứ quán Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan thì bạn cần học Ngôn ngữ Trung Quốc, v.v..

Các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngoại ngữ nổi tiếng có thể kể đến là Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS-VNU), Trường Đại học Hà Nội (HANU). Trong suốt thời gian theo học bạn sẽ được học sâu về thứ tiếng mà mình mong muốn, cùng với đó là các môn chuyên ngành đi kèm, bổ trợ năng lực ngoại ngữ của bạn. Một số môn học được đào tạo thêm ngoài các tiết học tiếng có thể là văn hóa, văn học, biên phiên dịch, du lịch, ngữ dụng học, v.v..

Các đại sứ quán khi cần tuyển người thì chắc chắn họ sẽ ưu tiên tuyển dụng ứng viên có năng lực ngoại ngữ tốt, tốt nghiệp chính quy chuyên ngành về ngoại ngữ. Vì thế, ngoại ngữ chính là chuyên ngành lý tưởng nhất để tìm kiếm cơ hội làm việc ở đại sứ quán.

Những người làm đại sứ quán thì học ngành gì

Ngoại ngữ là chuyên ngành dễ tìm công việc tại đại sứ quán nhất

Quan hệ quốc tế

Chuyên ngành tiếp theo để giải đáp thắc mắc làm đại sứ quán thì học ngành gì đó chính là Quan hệ quốc tế. Chuyên ngành này cho phép sinh viên được học tập các môn học về ngoại giao, quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế, có những kiến thức nhất định trong lĩnh vực ngoại giao, rất phù hợp để ứng tuyển vào làm việc tại đại sứ quán.

Bạn có thể theo học chuyên ngành này ở các trường đại học có đào tạo Quan hệ quốc tế, tiêu biểu phải kể đến các trường như Học viện ngoại giao, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, v.v..

Khi tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ quốc tế, bạn có thể làm các công việc về tư vấn ngoại giao, đàm phán, phân tích chiến lược ngoại giao tại đại sứ quán. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần năng lực ngoại ngữ tốt đi kèm với khả năng chuyên ngành xuất sắc để có thể hoàn thành công việc của mình.

Làm đại sứ quán thì học ngành gì nhiều cơ hội

Ngành quan hệ quốc tế giúp bạn hiểu sâu về lĩnh vực ngoại giao

Truyền thông

Truyền thông cũng là một gợi ý đáp án cho câu hỏi làm đại sứ quán thì học ngành gì. Với chuyên ngành truyền thông, bạn sẽ có thể ứng tuyển các vị trí như nhân viên truyền thông, đối ngoại, tổ chức sự kiện tại các đại sứ quán. Những công việc này hoàn toàn chấp nhận các bạn sinh viên mới ra trường, chỉ cần bạn đáp ứng đủ yêu cầu và tiêu chuẩn của đơn vị trong quá trình làm việc.

Bạn có thể học chuyên ngành Truyền thông ở các trường đại học như Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Hà Nội, Đại học FPT, v.v..

Khi theo học chuyên ngành này, bạn có những kiến thức và kỹ năng về mảng truyền thông (Communication), giúp bạn có thể làm được các công việc về giao tiếp, truyền thông, quảng cáo, những lĩnh vực năng động và phù hợp với môi trường tại đại sứ quán.

Marketing

Gợi ý tiếp theo cho thắc mắc học đại sứ quán thì học ngành gì đó chính là Marketing. Marketing luôn là lĩnh vực cực kỳ hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng sau này. Để được làm việc tại các đại sứ quán, bạn cũng có thể tìm hiểu về chuyên ngành Marketing tại các trường đại học có đào tạo nhóm ngành này.

Ngành Marketing sẽ có một số điểm tương đồng với Truyền thông, giúp bạn có thêm những kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc về tiếp thị, quảng bá, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, phù hợp với các vị trí về Marketing và truyền thông tại các đại sứ quán.

Một số trường có chuyên ngành Marketing mà bạn có thể tham khảo đó là Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Đại học Thương mại, v.v..

Giải đáp câu hỏi làm đại sứ quán thì học ngành gì

Chuyên ngành Marketing cũng có những cơ hội làm việc tại đại sứ quán

Báo chí

Cuối cùng trong danh sách những chuyên ngành có thể ứng tuyển công việc tại đại sứ quán đó chính là báo chí. Chuyên ngành báo trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí, về nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, tư duy sáng tạo và rất nhiều thông tin khác phù hợp với việc làm ở các đơn vị truyền thông, đài truyền hình hay đại sứ quán.

Trong bối cảnh kỹ thuật số, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, chuyên ngành báo chí cũng là ngành học rất được quan tâm, được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Để có thể theo học bài bản ngành Báo chí, bạn có thể lựa chọn các ngôi trường như Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá Hà Nội, v.v..

Giải đáp thắc mắc những người làm đại sứ quán thì học ngành gì

Ngành báo chí đem tới những cơ hội việc làm đại sứ quán

Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm đại sứ quán

Để có thể thành công khi tham gia phỏng vấn việc làm đại sứ quán bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm bắt được quy trình tuyển dụng, các câu hỏi phổ biến khi ứng tuyển tại đây.

Quy trình tuyển dụng tại đại sứ quán

Tại các đại sứ quán, những vị trí như nhân viên, trợ lý, phiên dịch viên, biên dịch, lễ tân hay văn thư, bảo vệ sẽ được phép tuyển dụng các công dân đang sinh sống tại đất nước sở tại. Các ứng viên sẽ có cơ hội làm việc ở đây nếu như đạt được mọi tiêu chuẩn và vượt qua các bài phỏng vấn do đại sứ quán tổ chức.

Tại Việt Nam hiện nay bạn có cơ hội làm việc tại Đại Sứ Quán của rất nhiều nước khác nhau như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản… Dù mỗi đại sứ quán sẽ có những quy trình tuyển dụng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ gồm các bước cơ bản sau:

  • Thông báo tin tuyển dụng trên các kênh chính thức

  • Tiếp nhận hồ sơ của ứng viên và lọc hồ sơ

  • Tổ chức thi tuyển để chọn ứng viên phù hợp

  • Tổ chức vòng phỏng vấn cùng ứng viên

  • Thời gian thử việc

Làm đại sứ quán thì học ngành gì để dễ ứng tuyển

Tìm hiểu thông tin tuyển dụng việc làm đại sứ quán trên các kênh thông tin chính thống

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn việc làm đại sứ quán

Để có kinh nghiệm phỏng vấn việc làm đại sứ quán bạn cần nắm rõ về một số câu hỏi phổ biến dưới đây.

Những câu hỏi về lý lịch

Đây là nhóm các câu hỏi để nhà tuyển dụng khai thác thông tin từ ứng viên. Bạn cần trả lời thành thật và chính xác. Một số câu hỏi thường gặp như:

  • Bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân

  • Bạn hãy mô tả một chút về quê hương của bạn

Những câu hỏi về chuyên môn

Các câu hỏi chuyên môn là chìa khóa then chốt để đại sứ quán đánh giá được năng lực và hiểu biết của ứng viên. Các bạn cần chuẩn bị tốt kiến thức chuyên môn và trả lời một cách rõ ràng, mạch lạc vào đúng câu hỏi. Tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà phía đại sứ quán sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan. Một số câu hỏi thường gặp có thể là:

  • Bạn có biết thủ tục cấp visa thị thực gồm những gì không?

  • Điều kiện nào để được cấp visa tại đại sứ quán thành công?

Trả lời câu hỏi làm đại sứ quán thì học ngành gì

Chuẩn bị thông tin về các câu hỏi liên quan tới việc xin visa thị thực tại đại sứ quán

Những câu hỏi về kỹ năng

Cuối cùng là các câu hỏi về kỹ năng, giúp phía đại sứ quán đánh giá được kinh nghiệm làm việc, năng lực thực tế của ứng viên. Một số câu hỏi thường đặt ra như:

  • Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

  • Bạn có kỹ năng làm việc như thế nào?

  • Bạn tự tin làm việc tại vị trí với áp lực cao không?

Chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi là bí quyết để bạn trả lời mạch lạc, tự tin và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng của đại sứ quán.

Lưu ý khi tham gia phỏng vấn việc làm tại đại sứ quán

Môi trường làm việc là các đại sứ quán luôn cần sự nghiêm túc, chỉn chu. Vì thế, trước buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị cho bản thân một “giao diện” và phong thái chuyên nghiệp:

  • Trang phục gọn gàng, lịch sự, nhã nhặn, không mặc váy quá ngắn.

  • Đầu tóc gọn gàng được chải chuốt kỹ càng.

  • Đến sớm trước buổi phỏng vấn một khoảng thời gian nhất định

  • Chào hỏi lịch sự khi gặp nhà tuyển dụng tại đại sứ quán

  • Trả lời phỏng vấn thành thật, tự tin, rõ ràng, ngôn ngữ hình thể phù hợp

  • Cuối buổi phỏng vấn nên có một lời cảm hơn đối với phía tuyển dụng

Làm đại sứ quán thì học ngành gì có nhiều cơ hội

Chuẩn bị trang phục và đầu tóc gọn gàng, lịch sự cho buổi phỏng vấn

Mức lương làm việc tại đại sứ quán là bao nhiêu?

Đại Sứ Quán được đánh giá là môi trường làm việc tốt với chế độ và mức lương hấp dẫn. Tùy thuộc vào vị trí công việc mà thu nhập sẽ khác nhau. Trung bình mức lương sẽ dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này cũng có thể cao hơn và sẽ được chi trả bằng đồng đô la hay euro theo quy định chung của đại sứ quán.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho bạn làm đại sứ quán thì học ngành gì và chia sẻ một số kinh nghiệm tham gia phỏng vấn việc làm đại sứ quán. Hy vọng những thông tin trên hỗ trợ hữu ích cho bạn trong quá trình xin việc làm tại các đại sứ quán.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm uy tín, đừng quên truy cập vào TopCV để theo dõi nhiều thông tin tuyển dụng hấp dẫn được cập nhật liên tục nhé.