Cửa hàng trưởng là vị trí quản lý quan trọng trong bất cứ cửa hàng nào. Vậy vai trò của họ là gì đối với cửa hàng? Để ứng tuyển vị trí cửa hàng trưởng thì ứng viên cần sở hữu những kỹ năng nào? Bài viết dưới đây của viecngay.vn sẽ chia sẻ tới bạn những kỹ năng cần rèn luyện ngay từ bây giờ để có thể trở thành người quản lý cửa hàng.
Cửa hàng trưởng là vị trí thuộc cấp quản lý của cửa hàng. Họ là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động trong cửa hàng, từ quản lý nhân sự cho tới quản lý bán hàng, vận chuyển, kho bãi,.. Mọi hoạt động trong cửa hàng vận hành thuận lợi, suôn sẻ dưới sự quản lý của cửa hàng trưởng.
Công việc chủ yếu của vị trí quản lý này có thể kể đến như sau:
Quản lý toàn bộ nhân viên trong cửa hàng.
Quản lý các hoạt động bán hàng, giám sát quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Huấn luyện các kỹ năng, đào tạo kiến thức chuyên môn cho nhân viên trong cửa hàng.
Thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp theo từng giai đoạn.
Lập kế hoạch bán hàng và báo cáo định kỳ lên chủ cửa hàng.
Giải quyết khiếu nại, đánh giá khách hàng nếu có.
Thực hiện các công việc khác do chủ cửa hàng đưa ra.
Cửa hàng trưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu cửa hàng
Từ mô tả sơ bộ công việc của vị trí cửa hàng trưởng phía trên, chắc hẳn bạn đã thấy đây là vị trí phải chịu rất nhiều áp lực. Vì vậy khi tuyển dụng vị trí này, các công ty, doanh nghiệp, chủ cửa hàng cũng sẽ có những yêu cầu nhất định về các kỹ năng chuyên môn. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ người quản lý cửa hàng nào cũng cần có:
Cửa hàng trưởng sẽ là người trực tiếp điều phối các hoạt động cũng như giám sát toàn bộ nhân viên trong cửa hàng. Vì vậy kỹ năng lãnh đạo là yếu tố bắt buộc cần có nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí này. Bạn có thể rèn luyện kỹ năng lãnh đạo bằng cách đảm nhiệm các vị trí leader, trưởng nhóm, trưởng phòng và đi dần tới các vị trí quản lý cao hơn.
Khả năng lãnh đạo của quản lý cửa hàng chủ yếu thể hiện ở hai yếu tố sau:
Nắm bắt ưu - nhược điểm của từng nhân viên: Điều này sẽ giúp bạn phân công công việc cụ thể phù hợp cho từng người để phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
Nắm bắt cơ hội kinh doanh cho cửa hàng: Quản lý cửa hàng cần có khả năng nhìn thấy lợi nhuận ở các cơ hội kinh doanh ở hiện tại và cả tương lai. Điều này sẽ giúp nâng cao lợi nhuận cửa hàng và phát triển cửa hàng với quy mô rộng lớn hơn.
Bên cạnh đó, người quản lý sẽ chịu trách nhiệm giám sát và liên kết các nhân viên trong cửa hàng với nhau. Sở hữu môi trường làm việc lành mạnh, cùng đội ngũ nhân viên gắn bó sẽ giúp cửa hàng hoạt động và phát triển nhanh chóng.
Người quản lý cần có kỹ năng lãnh đạo toàn bộ nhân viên trong cửa hàng
Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu tiếp theo bạn cần rèn luyện để trở thành người quản lý cửa hàng tốt. Đặc thù công việc của cửa hàng trưởng và tiếp xúc và giao tiếp với nhiều đối tượng, từ nhân viên trong cửa hàng, khách hàng, đối tác,.. Chính vì vậy bạn cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tốt tốt để thực hiện các công việc nhanh chóng, hiệu quả.
Đồng thời, quản lý cửa hàng cũng là người giải quyết các vấn đề trong nội bộ nhân viên cũng như các khiếu nại của khách hàng, Sở hữu kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề vừa đảm bảo uy tín doanh nghiệp, vừa mang lại sự hài lòng, tin tưởng cho khách hàng.
Khối lượng công việc thường ngày của vị trí cửa hàng trưởng sẽ rất nhiều. Vì vậy bạn cần có khả năng sắp xếp,phân bổ và quản lý các hạng mục công việc hợp lý để đảm bảo hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
Tốt nhất là bạn hãy đào tạo nhân viên và tiến hàng trao quyền quản lý các công việc cho họ. Bạn chỉ là người giám sát và kiểm tra kết quả hoạt động của từng bộ phận. Trao quyền cũng là một cách để khuyến khích nhân viên gắn bó với cửa hàng và phát huy toàn bộ khả năng làm việc.
Kỹ năng sắp xếp công việc giúp người quản lý hoàn thành tốt các nhiệm vụ
Cửa hàng trưởng không phải là người trực tiếp thực hiện các công việc trong cửa hàng. Tuy nhiên bạn cần phải thực sự am hiểu các công việc cụ thể ở từng vị trí. Như vậy bạn mới có thể đào tạo kiến thức chuyên sâu cho nhân viên cũng như có thể hỗ trợ họ bất cứ vấn đề nào trong quá trình làm việc.
Thực tế, để đi tới vị trí quản lý cửa hàng, chắc chắn bạn cũng đã từng là một nhân viên bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong công việc và có sự đồng cảm, gần gũi với nhân viên. Đây cũng là những yếu tố khiến nhân viên tin tưởng và tôn trọng người quản lý cửa hàng.
Trên đây là những thông tin tổng quan về vị trí cửa hàng trưởng và kỹ năng cần có của vị trí này. Nếu bạn đang đặt mục tiêu trở thành quản lý cửa hàng thì nên rèn luyện những kỹ năng trên ngay từ bây giờ. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu đã đề ra và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.