Khi nhắc đến ngành y, nhiều người sẽ nhớ ngay đến vai trò của các bác sĩ, y tá hoặc những người điều dưỡng ở trong bệnh viện. Tuy vậy, hộ lý cũng là một trong những vị trí có vai trò hỗ trợ quan trọng trong quá trình điều trị người bệnh tại bệnh viện. Vậy nếu bạn cũng đang tìm hiểu về hộ lý là gì, hãy cùng ViecNgay.vn tham khảo ngay những nội dung chi tiết về công việc này ngay sau đây.
Hiểu về khái niệm hộ lý là gì là một trong những vấn đề đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu trước khi đến với các nội dung khác về công. Cụ thể như sau:
Hiểu đơn giản thì hộ lý chính là những người sẽ đóng vai trò giúp đỡ, chăm sóc cho người bệnh trong quá trình họ thực hiện điều trị tại bệnh viện. Lý sẽ thực hiện giúp cho người bệnh có thể đi lại, ăn uống hoặc thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân một cách an toàn nhất.
Tìm hiểu về hộ lý là gì?
Hiện nay hội lý sẽ là những người có nhiệm vụ hỗ trợ cho các y tá, bác sĩ để có thể theo dõi được tình hình của người bệnh một cách kịp thời nhất. Vì vậy những người làm hộ lý thường sẽ phải rèn luyện được kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến việc chăm sóc người bệnh.
Hiện vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hộ lý và điều dưỡng. Tuy vậy đây là hai ngành nghề hoàn toàn khác biệt và độc lập với nhau. Mỗi ngành nghề sẽ có mổ nhiệm vụ và chức năng khác nhau trong công tác điều hành tại tại bệnh viện.
Hiện tại công việc hộ lý ở Việt Nam chưa thực sự quá phổ biến. Tuy vậy tại các nước phát triển như Nhật Bản, Đài Loan,... nhu cầu tuyển dụng hộ lý rất cao. Mức lương tham khảo tại những đất nước này trung bình như sau:
Lương hộ lý tại Đài Loan: Trung bình khoảng 23.100 đài tệ, tương đương khoảng 17.000.000₫ mỗi tháng.
Lương hộ lý tại Nhật Bản: Trung bình khoảng 140.000 - 150.000 yên/tháng. Tương đương khoảng 30.000.000₫ - 33.000.000₫ mỗi tháng.
>>>Xem thêm: Công việc giúp việc nhà có vất vả không? Lương bao nhiêu?
Để hiểu hơn về vị trí hộ lý, bạn có thể tham khảo thêm bản mô tả công việc của hộ lý là gì ngay sau đây.
Công việc của hộ lý sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy vậy nhìn chung họ sẽ cần phải đảm nhiệm những công việc như sau:
Chăm sóc người bệnh
Thực hiện thay đồ đồ theo đúng quy định của bệnh viện cho người bệnh.
Hỗ trợ người bệnh đổ các chất thải theo định kỳ hàng ngày. Sau khi đổ cần thực hiện vệ sinh và tiệt trùng những dụng cụ đựng chất thải của người bệnh.
Giúp y tá, điều dưỡng chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
Hỗ trợ cho người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân.
Hỗ trợ vận chuyển các phương tiện hoặc thiết bị phục vụ cho người bệnh.
Chăm sóc cho người bệnh là công việc chính của hộ lý
Thu gom quản lý chất thải trong bệnh viện
Đặt các thùng rác tại những vị trí theo quy định của bệnh viện.
Thực hiện tập trung và phân loại rác thải từ những buồng bệnh, buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật cũng như thùng rác chung của bệnh viện.
Phân loại và ghi nhãn rõ ràng cho từng loại rác.
Cọ rửa thùng rác theo định kỳ để đảm bảo luôn sạch sẽ.
Bảo quản các loại tài sản đã được phân công.
Thực hiện các công việc hỗ trợ khác theo sự phân công của điều dưỡng hoặc bác sĩ.
>>>Xem thêm: Tạp vụ là gì? Những điều bạn cần lưu ý khi làm tạp vụ
Tuy là một công việc đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn, nhưng khi làm việc tại vị trí hộ lý, bạn cũng có thể phải đối diện với một số khó khăn của nghề nghiệp này. Ví dụ như sau:
Áp lực công việc hàng ngày
Đi kèm với sự phát triển của xã hội, kinh tế, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng bị giảm sút. Do đó số người bệnh nhập viện hàng ngày đều có xu hướng tăng rất nhiều. Điều này tạo nên áp lực không nhỏ trong công việc của hộ lý.
Khi số lượng người bệnh tăng cao đồng nghĩa với công việc của hộ lý sẽ tăng nhiều hơn. Do đó áp lực trong công việc của họ cũng sẽ tăng cao. Nếu yếu tố tinh thần của họ không được vững chắc, dễ bị rơi vào tình trạng căng thẳng.
Rủi ro về bệnh tật
Hộ lý cũng sẽ sẽ phải làm việc với những người bệnh bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, có thể phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm những căn bệnh này. Ngoài ra áp lực từ công việc cũng sẽ khiến cho họ dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh lý thần kinh nhiều hơn.
Hiểm họa từ chất độc trong rác thải y tế
Là người thực hiện trực tiếp thu gom và xử lý các loại rác y tế, có thể phải đối diện với những chất độc không may xuất hiện trong những loại rác thải này. Các loại chất độc này nếu như không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người hộ lý.
Hộ lý có thể thể đối diện với rủi ro về bệnh tật
Trên đây là một số thông tin về vị trí hộ lý. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí hộ lý là gì. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trong chuyên mục này để có thể cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị về các cơ hội việc làm hấp dẫn khác.
>>>Xem thêm: Công việc thu ngân là gì? Bản mô tả công việc chi tiết nhất