CV xin việc đơn giản nhưng chuyên nghiệp dành cho sinh viên

Sinh viên chưa tốt nghiệp có thể gửi CV xin việc đơn giản để tìm việc làm thêm hoặc làm thực tập sinh trong các doanh nghiệp. CV cần có sự thu hút để gây ấn tượng với HR. Cùng Viecngay tham khảo kinh nghiệm để tạo CV đơn giản nhưng chuyên nghiệp nhé.

CV xin việc đơn giản cho sinh viên có những dạng nào?

Khi nộp  CV xin việc các bạn có thể chọn CV bản cứng hoặc CV bản mềm. Sự khác biệt của 2 loại CV này là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé:

CV bản mềm

CV bản mềm hay còn gọi là CV online. Đây là mẫu CV xin việc được tạo trên máy tính thông qua Microsoft Word, Google Document hoặc trên các website hỗ trợ tạo CV online. Ứng viên có thể chọn mẫu CV và tự điền các thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc…

CV bản mềm thường được sử dụng dành cho các ứng viên ứng tuyển trên các tin tuyển dụng online. CV mềm tiện dụng, đa dạng mẫu mã và dễ dàng chỉnh sửa. Hiện nay CV mềm được sử dụng rộng rãi khi xin việc.

CV bản cứng

CV bản cứng là bản CV mềm sau khi được in ấn. Bản CV này thường được sử dụng khi ứng viên đi phỏng vấn trực tiếp. Một số nhà tuyển dụng cũng thường chuẩn bị sẵn bản CV cứng từ bản mềm ứng viên nộp trước đó để thuận tiện hơn khi phỏng vấn.

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách tìm việc làm trên mạng thành công với 5 bước

CV xin việc đơn giản gồm những nội dung gì?

CV xin việc đơn giản cho sinh viên chưa ra trường có thể trình bày dưới nhiều hình thức, ngôn ngữ, phong cách khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo đầy đủ các thông tin dưới đây:

Tiêu đề CV xin việc

Tiêu đề CV nên để ngắn gọn nhưng đầy đủ một số thông tin cơ bản về ứng viên, vị trí công việc. Điều này giúp khả năng tiếp cận hồ sơ của bạn với nhà tuyển dụng được nâng cao.

Cách viết tiêu đề CV xin việc đơn giản, chuyên nghiệp là: CV - Họ và tên- Vị trí ứng tuyển. Ví dụ: CV - Nguyễn Minh Dương - Nhân viên kế toán.

Thông tin cá nhân

Mục thông tin cá nhân cần nêu những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng dễ dàng chọn lọc các thông tin đáng quan tâm nhất. Một số thông tin cơ bản cần có trong CV xin việc cho sinh viên:

  • Họ và tên: Điền tên thật, viết in hoa và đầy đủ dấu câu.

  • Ngày tháng năm sinh: Sử dụng thông tin trong Thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân. Điền theo cấu trúc ngày/tháng/năm hoặc ngày-tháng-năm.

  • Email: Địa chỉ email chuyên nghiệp.

  • Số điện thoại.

  • Liên kết Facebook, Instagram, Wordpress, v.vv..

  • Nơi ở hiện tại: Ghi đầy đủ các thông tin Phường/Xã, quận/Huyện/Thành phố/Tỉnh.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện nguyện vọng và cách ứng viên đang định hướng cho công việc trong tương lai. Bạn nên đặt mục tiêu thiết thực với khả năng của mình. Không nên đặt mục tiêu quá thấp hoặc quá cao.

Trong CV bạn cần trình bày về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tham khảo ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí Digital Marketing:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Biết cách chạy ads và đo chỉ số chạy ads. Có thể tạo content bắt trend và chia sẻ content trên các trang mạng xã hội.

  • Mục tiêu dài hạn trong CV: Học hỏi và nâng cao năng lực chuyên môn để trở thành trưởng phòng Marketing trong vòng 5 năm tới.

Tìm hiểu thêm: Tìm việc làm nhanh - 7 cách được chia sẻ từ chuyên gia tuyển dụng

Trình độ học vấn

Bạn nên nêu từ cấp Đại học/ Cao đẳng/ Trung cấp trở lên cùng niên khóa, trường học cụ thể. Ví dụ: 2018-2012: Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh. Hãy trình bày trung thực trình độ học vấn của mình nhé.

Kinh nghiệm làm việc

Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến những kinh nghiệm liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Vì là sinh viên chưa ra trường nên bạn có thể trình bày những công việc làm thêm, các dự án thực hiện trong trường…Trong CV xin việc đơn giản cho sinh viên, bạn có thể kể tới tới các CLB, hội nhóm mình tham gia có hoạt động liên quan tới công việc.

Trình bày những công việc làm thêm, các dự án thực hiện trong trường vào CV

Trình bày những công việc làm thêm, các dự án thực hiện trong trường vào CV

Chứng chỉ và giải thưởng

Chứng chỉ và giải thưởng khiến CV xin việc đơn giản của bạn trở nên nổi bật hơn. Hãy kể ra các thành tựu bạn đạt được (kèm theo file hình ảnh) trong quá trình học tập hoặc thực tập tại đơn vị khác. Điều này giúp bạn trở nên tiềm năng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Kỹ năng

Kỹ năng cần đề cập trong CV xin việc đơn giản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bạn chỉ nên trình bày những kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ: Nếu nộp CV vị trí nhân viên kinh doanh nên trình bày các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng chạy ads…

Sở thích

Sở thích là thông tin giúp ứng viên thể hiện cá tính của mình. Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với những người có tính cách, sở thích thú vị. Sở thích còn thể hiện khả năng hòa hợp nhanh chóng với môi trường làm việc mới của bạn.

Ứng viên không nên liệt kê quá nhiều sở thích. Hãy chọn những sở thích phù hợp và thể hiện được cá tính của bạn, phù hợp với môi trường công sở như: đọc sách, thể thao, văn nghệ…

Top 3 mẫu CV xin việc đơn giản nhưng chuyên nghiệp cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Các mẫu CV xin việc cho sinh viên dưới đây được tổng hợp với ngành nghề, thông tin khác nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu và chỉnh sửa phù hợp với thông tin của mình. Tham khảo 3 mẫu CV sau:

Mẫu CV đơn giản 1: TẢI NGAY

Mẫu CV xin việc đơn giản 1

Mẫu CV xin việc đơn giản 1

Mẫu CV đơn giản 2: TẢI NGAY

 

Mẫu CV đơn giản 2

Mẫu CV đơn giản 2

Mẫu CV đơn giản 3: TẢI NGAY

Mẫu CV đơn giản 3

Mẫu CV đơn giản 3

Bài viết trên đã cung cấp những chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn tạo được mẫu CV xin việc đơn giản mà chuyên nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm việc part time, thực tập sinh hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận các tin tuyển dụng chất lượng nhé.