Với sự phát triển chóng mặt của xã hội, ngày càng nhiều người gặp các vấn đề, trở ngại liên quan đến tâm lý. Do đó, những ngành nghề như chuyên viên tư vấn tâm lý đã được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, hiện tại đây vẫn là một trong những nhóm ngành còn khá mới tại Việt Nam.
Vậy, chuyên viên tư vấn tâm lý là gì? Họ làm những công việc nào? Mức lương có cao không? Hãy cùng viecngay.vn tham khảo ngay.
Tư vấn tâm lý hiểu đơn giản là quá trình tương tác, trò chuyện giữa người tư vấn và người đang cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến tâm lý. Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ là những người thực hiện công việc này.
Họ sẽ thông qua các cuộc tư vấn để khai thác các khía cạnh liên quan đến hành vi, nhận thức, cảm xúc của khách hàng. Từ đó, giúp khách hàng cải thiện được tình trạng hoặc giúp khách hàng giải quyết được vấn đề tâm lý của họ.
Chuyên viên tâm lý sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hành vi, cảm xúc, đưa ra lời khuyên. Ngoài ra, họ sẽ kết hợp thêm các biện pháp, phương pháp trị liệu riêng trang tư vấn tâm lý.
Đang ngày càng có nhiều bạn lựa chọn vào ngành tâm lý học
Với đặc thù như vậy, chuyên viên tâm lý sẽ thực hiện những công việc chính như sau:
Thực hiện dẫn dắt, làm chủ cuộc trò chuyện với khách hàng.
Lắng nghe những vấn đề của khách hàng, vận dụng kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn để có thể khai thác, thấu hiểu được quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng.
Xác định xem vấn đề tâm lý khách hàng đang gặp phải, đưa ra các phương án giải quyết, điều trị phù hợp.
Giúp người cần tư vấn có thể thấu hiểu, thông suốt được những vấn đề, sự kiện khiến họ bị trở ngại về tâm lý ở hiện tại. Điều này sẽ giúp góp phần giải quyết được vấn đề liên quan đến tâm lý hiện tại.
Giúp đưa ra các giải pháp, phương án phù hợp giúp khách hàng giảm thiểu được các yếu tố tiêu cực từ quá khứ hoặc xung quanh khách hàng. Từ đó, người được tư vấn sẽ hiểu rõ và phân loại được vấn đề trong cuộc sống với góc nhìn của bản thân tốt hơn.
Chuyên viên tư vấn tâm lý cần đảm bảo được ranh giới cần tôn trọng với người được tư vấn, không nên đi sâu vào vấn đề tâm lý của khách hàng nếu họ chưa thực sự sẵn sàng.
Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ trò chuyện và giải quyết các vấn đề tâm lý của khách hàng
Để thành công khi làm chuyên viên tư vấn tâm lý, bạn sẽ cần có những kỹ năng cần thiết như sau:
Khả năng giao tiếp tốt
Đây là kỹ năng bắt buộc, người làm tư vấn tâm lý cần có thể lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ được với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng đồng điệu với khách hàng hơn. Khi đó, bạn sẽ dễ tiếp cận và giải quyết được vấn đề của khách hàng tốt hơn.
Khả năng cân bằng cảm xúc
Bạn sẽ cần phải tiếp xúc với nhiều khách hàng, nhiều bậc cảm xúc khác nhau. Điều này sẽ làm bạn không tránh khỏi được việc cảm xúc cá nhân bị tác động bởi những người khác. Do đó, bạn cần có khả năng cân bằng cảm xúc, luôn giữ được bình tĩnh trong mọi trường hợp, đảm bảo tốt cho công việc. Đặc biệt, nên biết giới hạn giữa đời sống riêng tư của khách hàng và những vấn đề cần cho công việc.
Không nên đưa ra sự phán xét
Kỹ năng này đặc biệt quan trọng và bạn sẽ cần rèn luyện nó khó nhiều. Nhiều chuyên viên tâm lý dễ bị rơi vào trường hợp đưa ý kiến cá nhân, chủ quan của mình vào quá trình tư vấn cho khách hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và kết quả tư vấn của bạn.
Kỹ năng giải quyết tình huống
Bạn cần rèn luyện được khả năng giải quyết mọi tình huống một cách linh động, phù hợp để giúp hạn chế các rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong quá trình tư vấn.
Vậy, chuyên viên tư vấn tâm lý thường làm việc ở đâu? Hiện tại, các chuyên viên tư vấn tâm lý tại Việt Nam có thể làm việc tại những địa điểm như:
Trường học: Thực hiện các công việc giúp đỡ hoặc hỗ trợ cho giáo viên, phụ huynh có thể nâng cao được chất lượng giảng dạy, giáo dục. Giúp phòng ngừa được các chứng bệnh không lành mạnh về tâm lý ở học sinh.
Trung tâm, bệnh viện, cơ sở trị liệu tâm lý.
Chuyên viên tư vấn liên quan đến các vấn đề như tình yêu, gia đình, cuộc sống hôn nhân.
Làm việc tại các trường học, trung tâm liên quan đến tâm lý con người.
Về mức thu nhập cụ thể của chuyên viên tâm lý sẽ tùy thuộc vào vị trí, ngành tâm lý mà bạn tham gia. Mức lương sau đây chỉ là mức trung bình tham khảo:
Tâm lý học giáo dục: 58.000 USD – 60.000 USD/năm.
Tâm lý học pháp y: 59.000 USD – 69.000 USD/năm.
Tâm lý học thể thao: 50.000 USD – 80.000 USD/năm.
Tâm lý học cố vấn: 72.000 USD – 73.000 USD/năm.
Tâm lý học lâm sàng: 73.000 USD/năm.
Tâm lý học kỹ thuật: 80.000 USD/năm.
Bác sĩ tâm thần: 167.000 USD – 168.000 USD/năm.
Mức lương của ngành tư vấn tâm lý hiện nay khá cao
Tuy là một nghề chưa quá phổ biến, tuy nhiên chuyên viên tư vấn tâm lý vẫn đang thu hút thêm nhiều bạn trẻ tìm hiểu về ngành nghề này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề chuyên viên tư vấn, lựa chọn được công việc phù hợp của mình.