Tâm lý là các yếu tố liên quan đến thế giới bên trong, đời sống tinh thần của con người. Những người làm chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ thực hiện nghiên cứu về những vấn đề, hành vi liên quan đến khía cạnh này của khách hàng hoặc người được tư vấn.
Vậy, chuyên viên tư vấn tâm lý học những ngành gì, trường nào đào tạo? Cần có những kỹ năng nào để làm chuyên viên tư vấn tâm lý? Hãy cùng viecngay.vn tham khảo ngay bài viết hôm nay.
Chuyên viên tư vấn tâm lý học trường gì?
Ngành học để làm tư vấn tâm lý
Hiện tại, để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý tại Việt Nam, bạn có thể theo các ngành liên quan tại các trường đào tạo, đại học. Ngành học này chủ yếu sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các hành vi, khía cạnh tinh thần, tư tưởng, suy nghĩ của mỗi con người. Cụ thể hơn là những cảm xúc, ý chí, hành động của họ.
Để làm việc trong ngành chuyên viên tư vấn tâm lý, bạn có thể theo học những ngành sau:
- Tâm lý học xã hội: Cung cấp các kiến thức liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như tâm lý học giới tính, tâm lý học gia đình, tâm lý học văn hóa, tâm lý học pháp lý, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học dân tộc,..
- Tâm lý học tội phạm: Chủ yếu được cung cấp kiến thức liên quan đến tâm lý, suy nghĩ của tội phạm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Từ đó hỗ trợ cho cảnh sát trong điều tra, phá án.
- Tâm lý học giáo dục: Cung cấp kiến thức liên quan đến các hành vi, tâm lý, hành động, suy nghĩ của đối tượng liên quan đến môi trường giáo dục. Ví dụ như học sinh, giáo viên, giảng viên, trẻ khuyết tật,…
- Tâm lý học quản lý – kinh doanh: Nghiên cứu chính về các vấn đề, hành vi, tâm lý liên quan đến hoạt động quản trị kinh doanh, giao tiếp trong tổ chức, doanh nghiệp,…
- Tâm lý học lâm sàng: Nghiên cứu chính về chẩn đoán, điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn tinh thần, cảm xúc và có thể nhận biết được các triệu chứng, phòng ngừa.
Có nhiều ngành tâm lý học để bạn lựa chọn
Trường đào tạo tư vấn tâm lý hiện nay
Hiện tại, có khá nhiều trường đào tạo, đại học đang giảng dạy các ngành liên quan đến tâm lý học. Bạn có thể tham khảo ngay một số trường sau đây.
- Trường ĐH khoa học & nhân văn HN: Trường chủ yếu đào tạo các ngành tâm lý học liên quan đến nghiên cứu khoa học. Chương trình hiện tại cũng chủ yếu liên quan đến tính tương tác, nghiên cứu khoa học nhiều hơn.
- Trường ĐH khoa học & nhân văn HCM: Đây là một lựa chọn phù hợp nếu bạn đang quan tâm đến việc trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý chuyên nghiệp. Chương trường ngành tâm lý học tại đây sẽ giúp bạn trang bị được các kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành kèm theo việc thực hành được triển khai song song.
- Đại học Đông Á: Đây là trường học tại khu vực Đà Nẵng, một trong những trường đang đào tạo đa ngành chất lượng tại khu vực miền Trung. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo ngành tâm lý học chuyên sâu đi cùng với cơ sở vật chất tiên tiến, đi đôi cùng thực hành ứng dụng.
- Sư phạm HCM: Trường đại học Sư phạm HCM có đào tạo chuyên ngành tâm lý học theo trình độ chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn đào tạo sâu vào ứng dụng, vận dụng kiến thức, kỹ năng học được vào thực tế.
- Sư phạm Hà Nội: Đây cũng là một trường đầu ngành tại khu vực miền Bắc trong việc đào tạo các chuyên gia tư vấn tâm lý hiện nay. Trường hiện là nơi đào tạo nhân lực cho các hệ thống giáo dục, các cơ quan, tổ chức đang nghiên cứu khoa học,…
Hiện tại Việt Nam đã có khá nhiều trường đào tạo tư vấn tâm lý chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tâm lý
Để trở thành người tư vấn tâm lý thành công, ngoài việc lựa chọn trường đào tạo phù hợp, bạn sẽ cần trang bị, trau dồi thêm cho mình một số kỹ năng. Cụ thể như sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng cần thiết bởi bạn sẽ phải trò chuyện, giao tiếp khéo léo với người được tư vấn. Nếu bạn giao tiếp kém, có thể bạn sẽ không khai thác được thông tin, hành vi tâm lý của họ.
- Kỹ năng quan sát: Ngoài trò chuyện, bạn nên có kỹ năng quan sát và phân tích tốt. Yếu tố tâm lý, cảm xúc của người được tư vấn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn bộc lộ qua hành vi, hành động, biểu cảm của họ.
- Kỹ năng lắng nghe: Hãy lắng nghe chân thành những vấn đề mà người tư vấn gặp phải. Kỹ năng lắng nghe tốt cũng giúp bạn có thể chọn lọc được các thông tin cần thiết, nắm bắt được vấn đề chính của cuộc trò chuyện.
- Kỹ năng xử lý im lặng: Không phải lúc nào người được tư vấn cũng sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của họ cho bạn. Vì vậy, để không khiến buổi tư vấn trở nên khó xử, bạn nên có kỹ năng xử lý im lặng tốt.
- Kỹ năng khác: Kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng thấu cảm,…
Chuyên viên tư vấn tâm lý cần có nhiều kỹ năng để thành công
Tạm kết
Tuy là một ngành khá mới tại Việt Nam, tuy nhiên mức thu nhập của vị trí chuyên viên tư vấn tâm lý tương đối cao. Vì vậy, ngành vẫn đang thu hút nhiều bạn trẻ hơn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành tâm lý học và lựa chọn được trường đào tạo phù hợp.