Hoá học xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh của con người: thực phẩm, thuốc men, quần áo,... Vậy giỏi hóa thì nên làm nghề gì? Dưới đây, viecngay.vn sẽ gợi ý cho các bạn các ngành nghề liên quan đến hóa học có triển vọng trong tương lai nhé.
Học giỏi hóa thì làm nghề gì? Tại sao nên theo đuổi ngành hóa học?
Ngay cả khi bạn không theo đuổi sự nghiệp khoa học thì có nhiều lý do để nghiên cứu hóa học. Một số lý do sau đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về tầm quan trọng của hóa học:
Hóa học giúp bạn hiểu về thế giới xung quanh: Tại sao thực vật có màu xanh, làm thế nào lá cây lại thay đổi màu sắc vào mùa thu, và nhiều loại khác. Tất cả những sự biến đổi này đều có liên quan tới hóa học.
Am hiểu kiến thức cơ bản về hóa học sẽ giúp bạn đọc, hiểu nhãn sản phẩm.
Hiểu được những phản ứng hóa học trong thực phẩm nướng hoặc trung hòa axit sẽ giúp bạn nấu ăn ngon hơn.
Hóa học giúp bạn biết loại hóa chất gia dụng nào an toàn khi sử dụng và loại hóa chất nào nguy hiểm để kết hợp hoặc trộn lẫn.
Hóa học dạy cho bạn các kỹ năng có giá trị: Vì nó là một khoa học, học hóa học có nghĩa là học cách khách quan, thảo luận và giải quyết vấn đề.
Nó giúp bạn hiểu các sự kiện hiện tại, bao gồm: tin tức về dầu, ô nhiễm môi trường, thu hồi sản phẩm và tiến bộ công nghệ.
Hóa học mở ra cơ hội nghề nghiệp: Bạn đang thắc mắc rằng học giỏi hoá thì làm nghề gì? Có rất nhiều nghề nghiệp trong hóa học để bạn lựa chọn. Ngay cả khi bạn đang tìm kiếm một công việc ở lĩnh vực khác, các kỹ năng phân tích bạn có được khi nghiên cứu hóa học sẽ rất hữu ích.
Nhờ vào vai trò quan trọng ở gần như tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội mà ngành công nghiệp hóa học đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vậy nên, triển vọng việc làm và cơ hội làm việc cho sinh viên ngành hóa học sau khi ra trường rất rộng mở.
Học giỏi hóa thì làm nghề gì? Nhu cầu tuyển dụng ngành hóa học ở Việt Nam
Các phòng thí nghiệm viện, các nghiên cứu,... của nhà nước hay trong các doanh nghiệp tư nhân đều đang đề xuất mức lương vô cùng hấp dẫn cho người có chuyên môn về hóa học. Ngoài ra, những người có chuyên môn cao về hóa học còn có cơ hội việc làm từ các công ty nước ngoài.
Việt Nam là một trong những nước có ngành công nghiệp hóa học phát triển lớn mạnh. Các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm liên tục được đầu tư mới, cả về mặt tài chính, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng,... để phục vụ công tác nghiên cứu và nâng cao khả năng ứng dụng vào cuộc sống.
Song song với đó, từ chính những sự quan tâm và đầu tư lớn như vậy cũng đặt ra cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này những yêu cầu cao. Các ứng viên phải không ngừng tích lũy kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ và nhiều kỹ năng quan trọng khác. Những kỹ năng này sẽ giúp ứng viên làm chủ công nghệ và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Công nghệ Nano là công nghệ nhằm tạo ra các linh kiện, vật liệu và hệ thống có các tính chất mới, nổi trội dựa vào kích thước nanomet (10⁻⁹m), đồng thời điều khiển được những tính chất và chức năng của chúng ở kích thước nanomet. Ngày nay, công nghệ Nano đang được phát triển mạnh mẽ, là động lực cho các nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực. Từ đó, phát triển và mang đến những thành quả có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và nâng cao tiềm lực kinh tế của các quốc gia.
Nhân lực ở trong ngành Công nghệ Nano hiện đang rất mỏng. Trong khi đó, nhu cầu về nhân lực trong ngành này rất lớn, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu khảo sát, điều tra của JICA vào năm 2015 về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cho thấy rằng 63,3% doanh nghiệp được khảo sát có yêu cầu tuyển dụng trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ Nano.
Kỹ thuật viên nano là một ngành nghề liên quan đến Hóa học
Triển vọng việc làm: Theo BLS báo cáo, việc làm của các nhà Công nghệ Nano sẽ tăng dự kiến khoảng 23% từ năm 2014 đến năm 2024. Mức tăng này nhanh hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các ngành.
Các ngành nghề liên quan đến hóa học thì không thể không kể đến kỹ sư hóa học. Các kỹ sư hóa học nghiên cứu sự phát triển các phân tử, nguyên lý chủ động hay các sản phẩm hóa học để phân phối trên thị trường dược phẩm, mỹ phẩm... Họ cũng có thể tham gia vào việc triển khai các nguyên tắc sáng chế, sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng hay cả việc thương mại hóa sản phẩm.
Các ngành nghề liên quan đến hóa học - Kỹ sư hóa học
Kỹ sư hóa học hoàn thành công việc trong phòng thí nghiệm hay trong bộ phận dịch vụ nghiên cứu, phát triển. Ngoài ra, nếu chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động trong bộ phận sản xuất thì họ cũng có thể làm việc trong xưởng.
Triển vọng việc làm: Theo BLS giả định,việc làm của các kỹ sư hóa học dự kiến sẽ tăng 4% từ năm 2019 đến năm 2029. Tăng nhanh bằng mức trung bình đối với tất cả các ngành nghề.
Xem thêm: Không giỏi Hóa có học được Dược không? Xu hướng ngành Dược 2023?
Học giỏi hoá thì làm nghề gì? Các nhà hóa học phân tích sẽ sử dụng kiến thức về hóa học, máy tính, dụng cụ và thống kê nhằm giải quyết những vấn đề trong hầu hết các lĩnh vực về hóa học và cho tất cả các loại ngành công nghiệp. Hóa học phân tích là một nghề rất quan trọng trong hóa học. Vậy nên, công việc này được trả lương cao hơn so với thị trường việc làm ngày nay.
Các ngành nghề liên quan đến hóa học - Nhà hóa học phân tích
Nơi làm việc cho các nhà hóa học phân tích khác nhau, cũng như trách nhiệm công việc của họ và quy mô của các phòng thí nghiệm họ làm việc. Ngày nay, các dụng cụ ngày càng cải tiến, dẫn đến việc nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng tuyển dụng các nhà hóa học phân tích có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ khác nhau để sử dụng cho các phép đo thông thường.
Triển vọng việc làm: Theo BLS, việc làm của các nhà hóa học phân tích dự kiến sẽ tăng 5% từ năm 2019 đến năm 2029.
Xem thêm: Điện lạnh là gì? Những yêu cầu cần đáp ứng khi làm nghề điện lạnh
Xem thêm: Học nghề may có khó không? 4 kinh nghiệm "vàng" cần biết khi học
Dược học là một trong các ngành nghề liên quan đến hóa học. Các nhà dược học sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất và thuốc đối với con người, động vật và thực vật. Họ sẽ điều tra cách mà thuốc tương tác với các hệ thống sinh học.
Nhà dược học là ngành nghề yêu cầu học giỏi Hóa
Phần lớn các nhà dược học sẽ làm việc toàn thời gian. Công việc của họ là dựa trên phòng thí nghiệm và thường làm việc trong những khung giờ khác nhau, không theo tiêu chuẩn để theo dõi các thí nghiệm đang diễn ra.
Triển vọng việc làm: Việc làm của các nhà hóa học phân tích dự kiến sẽ tăng 6% từ năm 2019 đến năm 2029, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề.
Nếu bạn mong muốn giúp đỡ người khác, có đầu óc phân tích và có động lực để thành công, thì khoa học pháp y là một nghề tuyệt vời để phát huy thế mạnh của bạn.
Khoa học pháp y liên quan đến việc lập kế hoạch, quy trình để giảm rủi ro sức khỏe trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như: tấn công khủng bố, thiên tai, bùng phát dịch bệnh và các tình huống khác.
Khoa học pháp y yêu cầu giỏi Hóa học
Vai trò của các nhà khoa học pháp y là phân tích bằng chứng chẳng hạn như chất dịch cơ thể để xác định xem máu được tìm thấy tại hiện trường vụ án có khớp với DNA trong những chất lỏng đó hay không. Họ có thể giúp thu thập, xác định và đánh giá bằng chứng vật lý tại các hiện trường vụ án.
Khác với những nghề nghiệp trong lĩnh vực hóa học, các nhà khoa học pháp y làm việc trực tiếp với cơ quan thực thi pháp luật. Vậy nên, bạn có thể phải trải qua khóa đào tạo về tội phạm học hoặc tư pháp hình sự hoặc ở cấp đại học. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đại học thì nên tập trung vào một lĩnh vực khoa học pháp y có liên quan.
Triển vọng việc làm: Việc làm của các nhà hóa học phân tích dự kiến sẽ tăng 14% từ năm 2019 đến năm 2029. Tỉ lệ tăng nhanh hơn mức trung bình của các ngành nghề.
Học giỏi hoá thì làm nghề gì? Với ngành nghề liên quan đến học thuật, bước đầu tiên để bắt đầu sự nghiệp trong ngành hóa học là lấy bằng cử nhân. Đây sẽ là cơ sở cho sự nghiệp ở cấp độ đầu vào. Bằng cử nhân thường sẽ mất bốn năm để hoàn thành. Trong chương trình học, các sinh viên sẽ được cung cấp một nền tảng thông tin và đào tạo vững chắc, rộng rãi trong lĩnh vực khoa học vật lý.
Để chuẩn bị cho vai trò quản lý, lãnh đạo thì bạn nên theo đuổi bằng thạc sĩ hóa học.
Bằng Thạc sĩ về hóa học là bước tiếp theo để tiến đến sự nghiệp trong nghiên cứu và khoa học ở các ngành như dược phẩm, kỹ thuật hóa học, hoặc khu vực công. Các ngành nghề liên quan đến hóa học có triển vọng được trả lương cao nhất là nhà hóa học phân tích, kỹ sư hoặc nhà khoa học nghiên cứu.
Có được kinh nghiệm làm việc cần thiết sẽ cải thiện kết quả học tập, vì sinh viên sẽ có kinh nghiệm và kiến thức để ứng dụng vào trong học của họ. Thêm nữa, những kinh nghiệm làm việc này sẽ giúp cho các sinh viên đưa ra được các quan điểm cá nhân đối với những nghiên cứu cá nhân.
Bằng tiến sĩ mang tính học thuật hơn và có thể mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân có đặc điểm lãnh đạo.
Hãy theo đuổi bằng tiến sĩ để có mức thăng tiến tốt trong công việc
Chương trình tiến sĩ sẽ thường xuyên sử dụng các phương pháp tiên tiến để chuẩn bị cho sinh viên thực hiện và phân tích các nghiên cứu cấp cao.
Tóm lại, để theo đuổi ngành hóa học, bạn cần phải có được sự cố gắng, kiên trì trên con đường học thuật. Trên đây, viecngay.vn đã giải đáp giúp bạn thắc mắc rằng “học giỏi hóa thì làm nghề gì” và gợi ý cho các bạn top các ngành nghề liên quan đến hóa học có triển vọng trong tương lai. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn sẽ tìm được phương hướng cho mình và gặt hái được thành công trong tương lai.
Xem thêm: Top 7 những nghề tay trái kiếm thêm thu nhập cho dân văn phòng
Xem thêm: Nghề nấu ăn có tương lai không? Làm thế nào để thành công?