Một trong những công việc đang dần trở nên phổ biến hiện nay chính là làm bảo mẫu. Khi xã hội đang dần phát triển, nhiều bố mẹ trẻ không có thời gian chăm sóc cho con cái của mình, thì vai trò của bảo mẫu ngày càng quan trọng hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu về bảo mẫu là gì, bài viết chi tiết “Tìm hiểu về bảo mẫu là gì? Mô tả công việc của bảo mẫu” dưới đây của ViecNgay.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Bảo mẫu là những cá nhân hoặc cũng có thể là cá nhân thuộc những tổ chức chuyên nghiệp, thông thường sẽ là nữ giới, thực hiện các công việc chăm sóc trẻ có độ tuổi từ sơ sinh trở đi theo yêu cầu của khách hàng. Họ cũng có thể hỗ trợ khách hàng mình thực hiện thêm một số công việc khác nếu có được mức lương thỏa thuận xứng đáng.
Tìm hiểu bảo mẫu là gì?
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 5 việc làm bán thời gian kiếm bội tiền
Hiện tại, mức lương của bảo mẫu chưa có quá nhiều thống kê. Tuy vậy, theo khảo sát thị trường, mức lương sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm, số giờ làm việc của bảo mẫu. Ví dụ như:
Mức lương toàn thời gian: 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.
Mức lương bán thời gian: 150.000 – 250.000 đồng/giờ.
Tuy vậy, đây chỉ là mức lương để bạn tham khảo thêm. Trên thực tế, bạn vẫn có thể đạt được mức lương cao hơn tùy theo tính chất công việc của mình thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên bán hàng siêu thị là gì? Mức lương có cao không?
Vậy, công việc và nhiệm vụ hàng ngày của bảo mẫu là gì. Công việc chi tiết sẽ phụ thuộc vào địa điểm làm việc, cụ thể sẽ bao gồm một số công việc chính như sau:
Ngày làm việc của bảo mẫu thường bắt đầu từ 6h30 – 17h30. Bảo mẫu sẽ cần có mặt ở chỗ làm sớm để giúp khách hàng chăm sóc cho các bé. Trong trường hợp là bảo mẫu mầm non, bạn cũng cần có mặt sớm tại trường để dọn dẹp, đón học sinh vào lớp đúng giờ.
Chuẩn bị bữa trưa cho trẻ. Sau khi trẻ ăn xong thì thực hiện dọn dẹp giường, chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ, vệ sinh cá nhân như rửa mặt, tay chân để trẻ có thể có giấc ngủ thoải mái hơn.
Sau khi trẻ đã ngủ, bảo mẫu có thể tranh thủ thời gian ăn uống, nghỉ ngơi.
Sau giấc ngủ trưa, bạn sẽ cần thực hiện dọn dẹp giường, rửa mặt cho trẻ khi bé thức dậy.
Chuẩn bị quần áo, tắm rửa cho trẻ nếu cần thiết. Đối với bảo mẫu ở nhà trẻ, bạn sẽ cần chuẩn bị đồ đạc cho bé trước khi bố mẹ bé đến đón.
Công việc của bảo mẫu sẽ xoay quanh nhiệm vụ chăm sóc trẻ
Tìm hiểu thêm: Công việc giúp việc nhà có vất vả không? Lương bao nhiêu
Để trở thành bảo mẫu, bạn sẽ cần có những phẩm chất cơ bản như sau:
Có tình yêu với trẻ em: Đây chắc chắn là phẩm chất đầu tiên mà bạn nên có. Bởi, bạn sẽ cần làm việc chủ yếu với trẻ em.
Có góc nhìn đa dạng, sâu sắc với các vấn đề, về tổ chức mọi thứ sao cho hợp lý và khoa học nhất.
Cần có sự kiên trì, kiên nhẫn: Đối tượng làm việc chính của bảo mẫu chính là trẻ em. Do đó, bạn sẽ cần có sự kiên nhẫn với các bé cũng như kiên trì để hiểu được bé đang mong muốn gì, cần gì,…
Một số kỹ năng, phẩm chất khác bạn cần có: Khả năng giao tiếp, xử lý vấn đề tốt, luôn có thái độ tích cực với trẻ, có tâm huyết và yêu nghề.
Tìm hiểu thêm: Hộ lý là gì? Công việc của hộ lý như thế nào?
Để có thể trở thành bảo mẫu, bạn sẽ cần phải học một số nghiệp vụ cần thiết. Những nghiệp vụ này có thể bao gồm:
Nhóm kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có thể gồm những kiến thức như:
Đặc điểm phát triển cơ thể, hệ thống cơ quan bên trong của bé.
Các phương pháp để phòng ngừa một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng như cách phòng ngừa các bệnh đó.
Kiến thức liên quan đến dinh dưỡng, cách phòng chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ.
Cách vệ sinh cá nhân cho bé an toàn và sạch sẽ.
Kiến thức liên quan đến tâm lý, giáo dục trẻ em, bao gồm:
Các đặc điểm về tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau.
Phương pháp chăm sóc, giáo dục cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau.
Các kiến thức để nâng cao chất lượng đào tạo cho trẻ.
Một số nhóm kiến thức khác, bao gồm:
Tổ chức các chương trình giáo dục cho trẻ mầm non: Kiến thức cơ bản liên quan đến chương trình mầm non, cách thức tổ chức các hoạt động vui chơi với các nhóm tuổi khác nhau, cách lập kế hoạch cho những hoạt động theo ngày, tuần,…
Quản lý giáo dục cơ sở: Các tài liệu kiến thức cho trẻ nhỏ, cách quản lý, vận hành một cơ sở giáo dục mầm non như thế nào, cách quản lý nhóm – lớp, cách quản lý nhân lực, tài chính,…
Kiến thức liên quan đến thực hành tại các cơ sở mầm non: Viết báo cáo, lập các kế hoạch thực hành, thực tập, làm việc,…
Bạn sẽ cần có nhiều nghiệp vụ khác để trở thành bảo mẫu
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về công việc bảo mẫu. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về bảo mẫu là gì cũng như xem xét nghề có phù hợp với mình hay không. Đừng quên truy cập TopCV để tìm các việc làm với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn nhất hiện nay.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về công việc của người giúp việc nhà riêng